Chiến thuật học tập
Mình chia sẻ 1 suy nghĩ của mình về cách mình học tập. Thường thì ta hay bị chi phối bởi môn học trước mắt, kỳ thi tới gần. Điều đó tốt khi học ở Tây, vì họ được đào tạo bài bản, cứ làm theo những gì xảy ra trước mắt đều sẽ dẫn tới một kết quả tốt đẹp: công lực sẽ trở nên thâm hậu.
Nhưng khốn nỗi là điều đó có vẻ vẫn còn xa vời khi ở VN, mấu chốt là sự rời rạc tới kỳ lạ trong các môn học. Mỗi môn học là một ốc đảo riêng biệt, và vì thế với mỗi môn học, người học có cảm tưởng học cái hoàn toàn mới, không liên hệ gì cái cũ, nên nhiều sv không có thói quen xem lại cái cũ. Chính vì biết điều này nên khi dạy học, mình thường gợi lại cái gì đã biết từ lâu, và dùng được như thế nào.
Cái dở của sự rời rạc trên chính là gây ra thói quen học vụ lợi, học cho trước mắt, học kiểu nông cạn, hời hợt. Hậu quả của nó thì phải vài năm mới thấy được.
>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Chiến thuật của mình khi đi học là như thế này (đúc kết từ thất bại ở trên, bản thân mình là một cái ổ thất bại) : mỗi khi học một thứ mới, mình cố gắng hiểu xem mình cần những gì để phục vụ hiểu thứ mới. Ví dụ hồi ở Toulouse, khi phải học môn topo, mình phát hoảng là ở Pháp họ đã biết lý thuyết Morse, trong khi mình không biết gì. Vậy là dù thầy dạy gì trên lớp, mình cũng tạm thời làm ngơ, dành 5 đêm ngồi đọc lý thuyết Morse. Xong cái, pờ-rồ rồi. Ngồi đọc cái gì cũng dễ hơn.
- Biết rõ cái gì cần phải có, xây dựng chiến lược để chiếm lĩnh được kiến thức đó là công đoạn đầu tiên phải làm. Đôi khi phải bỏ qua mục tiêu trước mắt, ví dụ mình chấp nhận đánh cược với mấy môn học thuộc, thậm chí cả mấy môn toán để xây dựng nền tảng đã.
- Một phương pháp cũng hay đó là viết lại những gì đã biết theo ngôn ngữ mới. Ví dụ bạn học hình học vi phân cổ điển, hãy viết lại nó bằng ngôn ngữ mới như lý thuyết liên thông. Đạo hàm trong hình học vi phân cổ điển ứng với liên thông nào?
Hoặc dùng cái mới để khai thác câu hỏi quen thuộc nhưng không cũ. Ví dụ học topo, thì topo của R^n là như thế nào?
Chủ động như thế khoảng ... 10 năm thì yên tâm là ngày nào cũng có thể cười hề hề như mình (thôi, giảm xuống 4 năm thôi, mình phét tý, tin cũng phải chọn lọc nhá )
>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Chiến thuật của mình khi đi học là như thế này (đúc kết từ thất bại ở trên, bản thân mình là một cái ổ thất bại) : mỗi khi học một thứ mới, mình cố gắng hiểu xem mình cần những gì để phục vụ hiểu thứ mới. Ví dụ hồi ở Toulouse, khi phải học môn topo, mình phát hoảng là ở Pháp họ đã biết lý thuyết Morse, trong khi mình không biết gì. Vậy là dù thầy dạy gì trên lớp, mình cũng tạm thời làm ngơ, dành 5 đêm ngồi đọc lý thuyết Morse. Xong cái, pờ-rồ rồi. Ngồi đọc cái gì cũng dễ hơn.
- Biết rõ cái gì cần phải có, xây dựng chiến lược để chiếm lĩnh được kiến thức đó là công đoạn đầu tiên phải làm. Đôi khi phải bỏ qua mục tiêu trước mắt, ví dụ mình chấp nhận đánh cược với mấy môn học thuộc, thậm chí cả mấy môn toán để xây dựng nền tảng đã.
- Một phương pháp cũng hay đó là viết lại những gì đã biết theo ngôn ngữ mới. Ví dụ bạn học hình học vi phân cổ điển, hãy viết lại nó bằng ngôn ngữ mới như lý thuyết liên thông. Đạo hàm trong hình học vi phân cổ điển ứng với liên thông nào?
Hoặc dùng cái mới để khai thác câu hỏi quen thuộc nhưng không cũ. Ví dụ học topo, thì topo của R^n là như thế nào?
Chủ động như thế khoảng ... 10 năm thì yên tâm là ngày nào cũng có thể cười hề hề như mình (thôi, giảm xuống 4 năm thôi, mình phét tý, tin cũng phải chọn lọc nhá )
No comments