hoc tieng phap

hoc tieng phap

Từ chức quan trọng hơn, hay giải quyết hậu quả quan trọng hơn?

Báo chí và nhiều người hay đánh giá cao hành động Từ chức nhỉ? Sự thật mới là điều phải quan tâm, từ chức chỉ là hình thức, còn trách nhiệm giải quyết hậu quả cũng phải nói tới chứ?

Hệ thống chính trị mỗi nước một khác. Ở nước tư sản, thì đảng chính trị nhận tiền tài trợ của doanh nghiệp, vì vậy thực chất đại diện cho lợi ích doanh nghiệp. Ví dụ đảng UMP của nguyên tổng thống Sarkozy nhận hộ trợ tài chính 33 triệu euro năm 2010. Khi sự sống bị chi phối bởi tài trợ thì hành động cũng phải tuân theo nhà tài trợ. Nếu đảng làm mất uy tín bởi các vụ bê bối, thì phải mau chóng dàn xếp để giảm thiệt hại nhiều nhất và sau này còn đc nhận tài trợ.

>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Những cái cúi đầu thật đẹp không có ý nghĩa gì hết. Trách nhiệm giải quyết hậu quả phải là cái cần quan tâm. Từ chức là cách tốt nhất để không phải trả lời câu hỏi đó.

Trong khi đó, hệ thống chính trị nước ta lại hoàn toàn khác: Đảng lãnh đạo nhà nước. Lãnh đạo cũng chỉ là người được Đảng phân công, vì thế phải có nghĩa vụ hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao. Đảng chưa bao thôi làm việc thì người đc phân công phải làm việc. Đảng bảo phải giải quyết hậu quả thì người đc phân công phải giải quyết hậu quả.

Thế nên vấn đề không phải là ai từ chức, vấn đề là hậu quả đc giải quyết thế nào. Hệ thống chính trị VN thể hiện sự mềm dẻo trong việc giải quyết phản ánh của người dân, đó là điều mà chính trị tư sản không thể làm được do chịu chi phối của lợi ích doanh nghiệp.

Tất nhiên, nếu ai đó nói rằng đây là lời của một người bị cộng sản nhồi sọ, thì hãy đọc Chomsky, một giáo sư của Hoa Kỳ nói về sự sửa chữa sai sót trong cải cách ruộng đất.

No comments

Powered by Blogger.