hoc tieng phap

hoc tieng phap

Bình luận thêm về từ "phản động"


Trần Đức Thảo đã nói: ngôn từ là vũ khí đấu tranh của nhân dân lao động. Thế nên mỗi người muốn đóng góp xây dựng xã hội cần phải có một vốn từ tốt. Điều đó cũng có ích khi phải phản biện. Kinh nghiệm cá nhân tôi là các phần tử phản động khá nghèo nàn vốn từ, và cả những người ngây thơ, mơ hồ chính trị.

>> Xem thêm: Du học pháp và học tiếng Pháp

Bài viết ở đây đã giải thích từ "phản động". Ở đây tôi bình luận thêm.
Khi nói một tư tưởng nào đó là phản động thì trước tiên phải thừa nhận quy luật tiến hóa của xã hội: công xã nguyên thủy => chiếm hữu nô lệ => phong kiến => CNTB => quá độ lên CNXH => CNXH => CNCS.

Giả dụ chế độ hiện tại là TBCN. Khi đó các giai cấp tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn và vì mất quyền lợi, và có nguy cơ phá sản tan tành dưới chế độ tư bản, ví dụ như giai cấp quý tộc. Giai cấp này sẽ chủ trương kêu gọi lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập chế độ phong kiến cũ. Điều đó kéo lùi lịch sử, và như vậy gọi là phản động.Như ở VN, chúng ta đã có ĐCS cầm quyền, khi đó bất kỳ lực lượng nào muốn đánh đổ ĐCS để thiết lập chế độ TBCN ở VN thì đều là phản động, vì như vậy là kéo lùi lịch sử.

Phái Bảo thủ? Ví dụ chế độ hiện tại là TBCN. Nhưng chế độ này có quá nhiều bất cập như thất nghiệp khủng khiếp, các phong trào vô sản nổi dậy liên miên, rồi khủng hoảng chu kỳ không thể kiểm soát v.v. Các nhà tư sản, ví dụ trí thức tư sản, cũng muốn cải cách xã hội để nâng cao đời sống người lao động nhưng vẫn giữ nguyên chế độ cũ, họ ảo tưởng rằng có thể cải cách trong hòa bình. Một từ cũng hay được dùng là "cải lương chủ nghĩa".

Cánh tả, cánh hữu: theo từ điển thì các từ như cánh tả bao gồm tư tưởng tiến bộ, còn cánh hữu bao gồm tư tưởng bảo thủ. Nhưng các cụm từ này được dùng trong truyền thông dưới thế giới quan tư sản, nên nghĩa của nó cũng không thật sự rõ ràng.

Một bình luận nữa: Trần Đức Thảo đánh giá Nguyễn Ánh là phản động, bởi vì Nguyễn Ánh đại diện cho lợi ích của giai cấp quý tộc cũ vào thời điểm vai trò lịch sử của họ đã hết, và đúng như trong sử học đã trình bày thì Nguyễn Ánh cầu viện khắp nơi, kể cả cõng rắn về nước để bảo vệ bằng được quyền lợi giai cấp, mà không thèm đếm xỉa tới nhân dân. Hành động này cũng không khác gì đám rận chủ hiện nay thường xuyên kêu gào nhờ bố Mỹ trừng phạt VN, hoặc can thiệp vào luật pháp VN (một hành động có thể coi như là kêu gọi xâm lược chính đất nước của họ).

>> Xem thêm: Bí quyết cho sinh viên học tiếng Pháp

Còn Quang Trung Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp tư sản dân tộc đang lên, vì thế ở thời điểm đó là tiến bộ. Tuy nhiên sau này Nguyễn Ánh kết hợp với quân Pháp, tức là tư sản Pháp, nên thế trận mất cân đối, lợi thế nghiêng về Nguyễn Ánh, và cũng đồng nghĩa tư sản dân tộc bị bóp chết, tư sản mại bản (giai cấp tư sản phất lên nhờ đế quốc, nhờ làm ăn, phụ thuộc vào đế quốc - xem Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7) có cơ hội hoành hành, và sau này, đất nước VN rơi vào tay của thực dân pháp có mầm mống là như thế.

Và cũng vì tư sản dân tộc bị bóp nghẹt, thì vận mệnh đất nước VN cuối cùng được giao phó cho giai cấp vô sản, và ĐCSVN hiện nay lãnh đạo đất nước là kết quả tất yếu của lịch sử.
Chỉ có những người thiếu hiểu biết mới không thấy những chuyện hiển nhiên đó mà thôi.

No comments

Powered by Blogger.