hoc tieng phap

hoc tieng phap

Mỗi quan niệm đều là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử nhất định, chứ không vĩnh viễn

Hôm nọ có bạn hỏi mình về ý nghĩa đoạn này.
"Quan niệm về bình đẳng dưới hình thức tư sản cũng như dưới hình thức vô sản, bản thân là một sản phẩm của sự phát triển lịch sử; để tạo ra quan niệm này, thì cần phải có những điều kiện lịch sử nhất định; bản thân những điều kiện này, đến lượt mình, lại giả định phải có một lịch sử lâu dài trước đó. Cho nên quan niệm về bình đẳng là cái gì cũng được, nhưng quyết không phải là một chân lý vĩnh cửu"

>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

__ C. Mác và Ăngghen: Toàn tập, t.20, Nxb. CTQG, HN, 1994, tr.154-155
Đoạn viết này nằm trong cuốn Chống Dühring của Engels, một tác phẩm mình ... chưa đọc bao giờ. Sau khi đọc 2 chương bàn ở trên, thì mình hiểu đoạn ý viết như sau.
Đầu tiên, bối cảnh là ông Dühring bàn về chân lý vĩnh cửu, và rất nhiều điều lảm nhảm khác mà quả thật TTC tôi không muốn quan tâm cho lắm.
Khi đó, Engels trình bày lý luận cho thấy khái niệm bình đẳng không bao giờ là chân lý vĩnh cửu, và chỉ là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định, cho dù bình đẳng theo quan điểm tư sản hay vô sản thì cũng không vĩnh cửu, chỉ thuộc về 1 giai đoạn nhất định mà thôi.
Nói như vậy nghĩa là như thế nào? TTC giải thích theo ý hiểu thế này. Khi bạn nói về bình đẳng, thì tức là trước đó giả định mất bình đẳng. Vì không có bình đẳng thì mới phải bàn về nó, và suy ra là có cơ sở vật chất để sự bất bình đẳng xảy ra.
Bình đẳng theo tư sản hay vô sản chỉ là quan điểm về bình đẳng của mỗi giai cấp, và mỗi giai cấp phải cảm thấy thiếu bình đẳng thì họ mới bàn.
Khi cơ sở vật chất cho sự mất bình đẳng này mất đi, thì không còn ai bàn về bình đẳng theo tư sản hay vô sản nữa, và bắt chước cách nói của Engels, lúc ý họa chăng chỉ có người thần kinh mới bàn, và vì thế sẽ bị mọi người cười rộ lên về khái niệm bình đẳng.
Đoạn văn chỉ có ý đơn giản vậy, không phức tạp gì cho lắm.

No comments

Powered by Blogger.