hoc tieng phap

hoc tieng phap

Trọng hay khinh người giỏi thường là vấn đề kinh tế!

Nói chung không nên mất thời gian cãi nhau với mấy ông bà rận chủ, trừ phi các ông bà ý gây ra hậu quả nhất định nghiêm trọng, nhưng mà nói thật là các ông bà này cũng chỉ lôi kéo được một số lượng thanh niên tự ti và kém hiểu biết. Chứ một khi các thanh niên này được tiếp cận nguồn giải độc thông tin, thì gần như họ tự biết cách phản biện.
Nhân tiện mình cũng bình luận luôn một vài ý mà khi nghe qua thì tưởng là chắc chắn đúng, nhưng không đơn giản, và điều đó kích thích sự mở rộng hiểu biết, chứ không nên bó hẹp chỉ có chuyên môn.

>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

- Tây trọng nhân tài, VN không trọng nhân tài: bằng chứng là lương thấp.
Nói vậy đơn giản quá. Đầu tiên phải nói giảm đi chút: nhân tài mà mọi người hay hiểu là người giỏi, còn nhân tài theo nghĩa chữ Hán Việt thì to hơn thế. Tây hay Ta thì đều trọng người giỏi cả, nhưng bản chất của việc trọng ai đó giỏi là vì có lợi, cụ thể là lợi nhuận. Ví dụ nếu người ta có trả lương hậu hĩnh cho một nhà khoa học thì đơn giản là vì người này sẽ vắt sức ra mà nghiên cứu để làm một mắt xích cho guồng máy sản xuất khổng lồ của các nước phát triển. Ở ta cũng vậy thôi, chỗ nào vì lợi nhuận thì ưu tiên người có chuyên môn giỏi, chỗ nào đòi hỏi đó chưa bức thiết như một số vị trí trong cơ quan nhà nước thì chỗ ý ngồi rung đùi, nên vì thế muốn vào đôi khi phải có quan hệ. Nhưng nếu chỗ nào của nhà nước cũng kinh doanh như tư nhân thì quan hệ chỉ một góc nhỏ thôi, họ vẫn phải có đội ngũ đông đảo để đảm bảo lợi nhuận. Lương thấp là do quy mô tư bản bé, chứ không phải vấn đề trọng hay khinh. Bản chất của tiền lương được nêu ra bởi Mác và Ăngghen.

- Tây chăm lo cho người lao động hơn ta.
Tây hay ta mà có chăm lo cho người lao động thì bản chất của sự chăm lo này cũng chỉ là chăm lo cho cái cuốc khỏi sứt mẻ, bảo dưỡng bảo trì máy móc, hay nói cách khác: người lao động chỉ đơn giản là một công cụ lao động và cần phải bảo dưỡng thường xuyên. Và tới đây, bên nào có quy mô tư bản lớn, năng suất sản xuất tư liệu tiêu dùng cao thì chăm sóc tốt hơn. Ở VN năng suất sản xuất tư liệu tiêu dùng kém, nên giá cả đắt đỏ, đời sống cảm thấy khó khăn mặc dù làm hục mặt ra.
Tóm lại đấy chỉ là vấn đề thuần túy kinh tế. Người nào cứ vơ vào đó là chính trị, do chính trị, do Đảng cộng sản thì rất ngớ ngẩn, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác.
Tới đây cũng sẽ có người hỏi: thế hóa ra Tây & Ta như nhau, vậy thì thừa ra ông Đảng cộng sản để làm gì? Sao không tư bản chủ nghĩa nốt cho rồi?
Cũng có sự khác biệt, và lớn là đằng khác.

- Thứ nhất, tư tưởng thống trị ở một nước TBCN và một nước do ĐCS lãnh đạo (nói là lãnh đạo thôi, chứ chưa có được hình thái chế độ XHCN) là khác nhau. Mà tư tưởng thống trị sẽ quy định tư tưởng của cá nhân. Chắc cũng chỉ có ở các nước mà ĐCS cầm quyền thì mới có lực lượng DLV lớn mạnh nhanh chóng và có chất lượng. Ở nước khác cũng có DLV, nhưng nhân dân bị phân tán sức lực cho quá nhiều luồng tư tưởng.

- Thứ hai, cơ chế tổ chức chính quyền ở VN khác các nước TBCN. Để có thể trở thành lãnh đạo, thì người này cũng phải là Đảng viên, và được Quốc hội tín nhiệm. Mình nghe đâu ở các nước TB văn minh thì tổng thống có quyền giải tán quốc hội. Quả là văn minh hơn VN khi mà hiến pháp 2013 của VN nói to tổ bố: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất! Đúng là kém văn minh hơn các nước tư bổn!!!!!

Khi bầu cử sẽ có họp hành, lấy ý kiến, thì nếu ĐCS VN được tổ chức tốt thì việc bỏ phiếu sẽ loại bỏ được những người có khuynh hướng tư sản, và củng cố chuyên chính vô sản. Chuyện này mình hiểu lờ mờ thôi, vì qua thực tế thấy cơ chế tổ chức Đảng khá chặt.
Tuy nhiên, người trẻ VN cũng không nên chủ quan. Khuynh hướng xét lại vẫn luôn rập rình, vậy nên mỗi người vẫn phải trau dồi kiến thức mỗi ngày để nhạy bén với chính trị.

No comments

Powered by Blogger.