hoc tieng phap

hoc tieng phap

Bàn về tha thứ

Đạo đức cao

Mình nghĩ một người được gọi là có đạo đức cao phải là người biết tha thứ. Khó có tính cách nào tuyệt hơn tính cách này. Và một trong những người vĩ đại nhất đại diện cho nền văn hóa tương lai của VN chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Không có gì sai khi có người nhận định: ở Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một văn hóa của tương lai. Bởi chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ đặt vấn đề trả thù, luôn luôn tìm cách hòa giải, nhún nhường tới hết mức có thể. Thế mới có chuyện Bảo Đại tuyên bố thoái vị và được làm cố vấn. Nhưng do bản chất phản động của giai cấp phong kiến của ông (do hết vai trò lịch sử, thật ra bắt đầu từ thời Quang Trung thì giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên phản động), nên ông không tin tưởng vào sự thắng lợi của Cách mạng và cuối cùng theo giặc, để lại vết nhơ lịch sử. 


>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Sự kiện Bảo Đại thoái vị cũng là sự kiện đặc biệt có ý nghĩa, vì như vậy mọi vấn đề về chuyển giao chính quyền là hoàn toàn hợp pháp và chính thể nhà nước cộng sản là chân chính, đại diện thực sự cho nhân dân.

Nói vậy thì phải so sánh với các nước khác, ví dụ Pháp, nơi mà vua Louis XVI bị chặt đầu, trước đó cách mạng tư sản Pháp 1789 nếu diễn giải như ngôn ngữ bây giờ là một cuộc đảo chính, lật đổ chính quyền. Vì thế, về cơ bản, nó đã tạo ra những vết thương trong lòng dân người Pháp và khó hàn gắn. Ngày nay, người Pháp vẫn còn tranh luận rất nhiều và nhiều người tỏ ý không cho rằng cách mạng đó thuận theo lòng người.

Nói tiếp về "tha thứ".

Tôi đánh giá "tha thứ" là phẩm chất cao nhất bởi vì không dễ gì có thể bỏ qua lỗi sai của người khác. Cái này là kinh nghiệm cá nhân, không dám tổng quát như học thuyết, hay tôn giáo. Tuy là kinh nghiệm cá nhân, nhưng cá nhân tôi lấy sự tha thứ làm tiêu chuẩn đánh giá một con người. Và điều đó giải thích vì sao tôi mê cuốn sách "Giáo dục không trừng phạt" của Thomas Gordon tới vậy. Bởi tại sao phải trừng phạt? Tha thứ có phải tốt hơn không?

Nhưng trong cuộc sống thì không dễ gặp được người biết tha thứ. Là một người trẻ tuổi và va vấp nhiều, tôi biết người VN, nhiều người sẽ phải chịu đựng những cái đại loại như sau:
- bắt lỗi trong ngôn từ giao tiếp: rất dễ bị quy chụp một cách không thương tiếc nếu ta chẳng may có những ngôn từ không lọt tai người khác. Những lỗi ý thường hay bị đay nghiến, rồi bị kể lại cho bao nhiêu người vốn dĩ không liên quan hoặc không hiểu việc.

- bắt lỗi trong công việc: người trẻ thì thiếu kinh nghiệm, nên không biết cách làm, người giao việc nhiều khi cũng không chịu hướng dẫn. Hễ thấy người làm không làm ra gì, thì lại quát mắng: hoặc ngu, hoặc dốt, hoặc bướng vì không chịu hỏi.

Ví dụ ngay ở khoa Toán, việc sinh viên chẳng may làm mất míc mà bị lu loa, mắng chửi om sòm chả ra sao, trong khi chạy ra ngoài mua đền lại là xong, chả đáng bao nhiêu tiền nhưng có người lại muốn bắt đền thêm ít tiền (thực ra không ít cho lắm ngay kể cả so với khả năng chi trả của tôi, huống chi sinh viên).

Và cũng ngay ở tình huống này, nếu sau khi mọi việc đã đc giải quyết, ta sẵn sàng bỏ qua hết cho người quản lý "kỳ quặc" này, như vậy đạo đức của ta đã tốt hơn nhiều. Đấy là quan điểm cá nhân của TTC thôi.

Tha thứ không chỉ đơn giản là một suy nghĩ: bỏ qua và bỏ qua. Không phải. Tha thứ còn phải cụ thể hóa bằng hành động, và hành động này thể hiện sự dũng cảm nhất định: đó là vượt qua mọi mặc cảm, mọi khó chịu để đối thoại, để hai phía đều tốt lên. Tất nhiên, cũng không nên quá ngây thơ là với ai cũng có thể đối thoại ngay. Điều quan trọng nhất trước tiên đó là phải hiểu rõ vai vế hai bên, chuyện này bàn sau. Có những việc phải đợi thời gian dài, thậm chí hết đời mà chưa thể đối thoại được ngay. 


>> Xem thêm: Trải nghiệm tại pháp

Làm được như trên thì tâm trạng của người biết tha thứ nói chung là tốt.

Tuy vậy, làm được điều đó hoàn toàn không dễ. Tôi đã chứng kiến những người thân thích với nhau mà còn ruồng bỏ nhau cơ mà.

Cũng từ quan niệm về "tha thứ", tôi muốn theo quan điểm của Lão Tử, chứ không phải bất kỳ tôn giáo nào khác. Tôi nhớ có lần được nghe giảng về đạo Phật, giải thích vì sao tôi gặp khó khăn là vì trong mệnh của tôi bị đứt gãy :)) Muốn chữa sự đứt gẫy này thì phải mềm mỏng, bày tỏ sự chân thành thông qua lời nói, quà cáp. Quả thật nghe điều đó tôi chả thấy có gì thuyết phục, thế nên sau chuyện ý, không bao giờ tôi muốn nghe giảng nữa, bởi vì nó không giúp cấu thành hành động thiết thực. Hai nữa, nếu thực sự người mình yêu quý là tốt bụng, họ sẽ tha thứ cho mình một lúc nào đó, sau một thời gian bình tĩnh, đánh giá lại mọi thứ. Ta không thể trở thành xu nịnh để có lợi cho bản thân, và thay đổi bản chất chỉ vì mọi người chưa hiểu ta. Và thời gian đã chứng minh điều tôi nghĩ là đúng.

Gần đây tôi nghe lời giải thích theo kiểu: vì bị ức chế, bị áp đặt nên sinh ra tức và muốn trả thù. Mà đó lại là từ những người mà nhiều người ngầm hiểu là có "đạo đức cao".

Bài viết này hoàn toàn là đúc kết riêng của cá nhân, chả theo sách vở nào cả. Link ở dưới trích dẫn câu nói về chủ tịch Hồ Chí Minh, với tôi, chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng cho thấy tầm vóc của văn hóa VN, văn hóa của dân tộc biết tha thứ.

No comments

Powered by Blogger.