hoc tieng phap

hoc tieng phap

Một cách tiếp cận giải thích cho "sự chệch quỹ đạo gia đình"

Một cách tiếp cận giải thích cho "sự chệch quỹ đạo gia đình"

Nhìn trong các thành viên "rận chủ" (thuật ngữ miệt thị kẻ phản động) thấy có người tên là Nguyễn Lân Thắng. Mình hơi giật mình. Nhưng nghĩ cũng bình thường vì những ví dụ kiểu đó không thiếu. Cù Huy Hà Vũ là con của lão thành cách mạng Cù Huy Cận đấy thôi. Chuyện nghe tưởng phi lý rằng bố mẹ giỏi giang thì con cái đẻ ra cũng phải có gì giống, không giỏi bằng thì ít ra cũng đừng trái ngược. Nhưng đấy là suy nghĩ chủ quan mà thôi.

>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Một lần nhờ đọc cuốn sách của Eagleton, nhà văn người Anh, mình mới lờ mờ hiểu được vì sao Mác lại chọn giai cấp công nhân làm lãnh đạo, chứ không phải là giai cấp khác. Tại sao đây lại là giai cấp tiên tiến nhất, triệt để nhất. Nhân tiện cũng khoe luôn là bố mẹ đẻ của mình lúc sinh ra mình cũng là công nhân.

Ai cũng mong muốn thế hệ sau phải phát triển hơn thế hệ trước không chỉ về tài năng mà cả về đạo đức. Nhưng chuyện ý có vẻ không đơn giản, nếu quan sát thì chỉ cần không quá 3-4 thế hệ là có dấu hiệu có những thành viên đi chệch khỏi truyền thống gia đình.

Có lẽ vì lý do rất đơn giản sau: những thế hệ đầu tiên là cực kỳ nghèo khổ, nên vì lẽ đó mà họ chăm chỉ lao động, và họ nghiễm nhiên thừa hưởng đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân. Thế hệ sau đó được thừa hưởng giáo dục của những người này nên nhiều người học hành tử tế, biết lo lắng cho gia đình. Nhưng tiếp tục các thế hệ sau thì không còn là con cái của người thuộc giai cấp công nhân. Bố mẹ của họ lúc này đã là tiểu tư sản hoặc đại tư sản rồi. Điều đó có thể giải thích vì sao nhiều người là giáo viên mà đâu có dạy được con? Nhiều người mượn câu "dao sắc không gọt được chuôi" là để biện hộ. Ở đây mình xin phép đóng góp một cách tiếp cận khác.

No comments

Powered by Blogger.