hoc tieng phap

hoc tieng phap

Một vài đúc kết

Vì bây giờ vào NCS rồi nên mình không thể dành thời gian mà đọc lan man cho các vấn đề cũng khá thú vị khác của cuộc sống, nên mình đúc kết vài câu.
+ Đối với việc dạy học. Khó có thể đề xuất phương pháp dạy học đúng đắn mà thiếu triết học duy vật biện chứng, và cũng khó có thể phản biện ý kiến của người khác nếu không nắm được các kiến thức về triết học duy vật biện chứng.
Ví dụ có nhiều giáo viên nói: chỉ cần vẽ hình ra là chúng nó hiểu. Nhưng qua kiểm nghiệm, có cái tưởng là dễ hiểu nhưng vẫn có người học không hiểu. Vậy không thể đặt tiêu chí cho chuyện hiểu, vì như vậy là xuất phát từ chủ quan người dạy.

>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Và để thực hành phương pháp dạy học theo quan điểm duy vật biện chứng thì người dạy phải có khối lượng kiến thức tốt, phong phú, vì phải luôn ở tình thế sẵn sàng tiếp nhận và trả lời câu hỏi, vì câu hỏi nảy sinh của người học mới là câu hỏi đáng giá.
+ Đối với vấn đề văn phong. Văn phong cũng khá quan trọng và phải phù hợp với đối tượng. Cũng có thứ văn phong tiến bộ và thứ văn phong hoa lá cành, dài dòng văn tự. Cái quy định văn phong của mỗi người có lẽ là do tính giai cấp của người đó. Trí thức không có hệ tư tưởng cố định, nên văn phong chưa chắc đã cố định trong suốt cuộc đời của họ.
Quan điểm của mình: đối với giáo viên, nên dùng văn phong giản dị, chính xác, rõ nghĩa, biết chọn từ dễ hiểu, nhằm hướng tới đối tượng người học mà đa phần là con em nhà nghèo, gia đình thu nhập khiêm tốn.


Tại sao mình nghĩ tới chuyện này? Có một thực tế xuất phát trong công việc là có nhiều bài báo mình biết là chất lượng của nó cũng phèng thôi, nhưng vì tác giả là người đã có tiếng tăm, và biết cách dùng văn phong bay bướm, nên đăng được ở tạp chí tốt. Tiếp tục căn cứ vào tính chất giai cấp của họ thì có thể hiểu được mối liên hệ.
Những điều vừa bàn có thể nói là đã có nhiều tài liệu về việc " nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh" (tức là nghệ thuật vì nghệ thuật, làm chơi chơi cho vui, cho đẹp cho sang chảnh, hay là nghệ thuật là vì con người, để hướng con người vào đấu tranh cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tức xã hội công bằng, dân giàu nước mạnh theo mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh). "Nghệ thuật vị nghệ thuật" là thứ nghệ thuật, mà như một bài viết trước đó cũng trên FB, đã bàn: khởi thủy của nó là do những người có nhiều của cải nhưng không phải lao động, nên rỗi việc, mới vẽ voi ra lắm trò sang chảnh, độc nhất vô nhị v.v. mà cho tới nay biểu hiện của nó vẫn hết sức rõ ràng.
+ Nếu cắt nghĩa được vấn đề văn phong thì có thể giúp hiểu rõ hơn về mục đích của các tác giả các bài báo. Tạm thời không nêu tên ai. Nhưng khi một ai đó có tiếng, ta có thể đặt vài câu hỏi thế này:
- Họ nổi tiếng vì công trình học thuật của họ? Hay là vì chụp ảnh cùng người nổi tiếng khác? Hay là vì ngồi trà đạo, tán phét với người nổi tiếng khác?
- Họ nổi tiếng vì bàn vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn của họ?
- Nguồn tài chính của họ là từ đâu?
- Tỷ lệ ý kiến chê bai/ ý kiến đề xuất, ý kiến xây dựng?
+ Cuốn sách rất nên đọc để thêm tự tin vào tương lai đất nước: cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc.

>> Xem thêm: Trải nghiệm ở Pháp

Có nhiều người thường chê bai đất nước nghèo nhưng bảo xây dựng thì ... im lặng. Tôi có mẩu chuyện này có thể giải thích được khó khăn của VN:
Bạn sinh viên sư phạm ra trường, muốn xin vào chỗ làm việc ngon lành, thu nhập cao, thì phải có quan hệ (và đương nhiên cả tiền nong). Nhưng nếu độc lập tự chủ, tự thân vận động thì chỉ có thể bắt đầu bằng vài công việc nhọc nhằn để kiếm ít tiền mà thôi. Đó là sự khác biệt giữa một kẻ độc lập và một kẻ phụ thuộc.
VN cũng vậy, là một đất nước độc lập tự chủ, sẵn sàng đáp trả bất kỳ nước nào dám xâm phạm đất nước, vậy nên phải gặp khó khăn, và đã bị cấm vận, đã bị đói ăn. Nhưng cũng giống một kẻ biết tự thân vận động, bằng sự chăm chỉ và không ngừng cố gắng, họ sẽ biết cách tìm ra con đường đúng đắn để vươn lên.
Còn kẻ phụ thuộc thì có thể giàu trong chốc lát, nhưng tương lai có chắc chắn nằm trong tay họ không thì chưa biết. Riêng việc khối kẻ như thế có tính xu nịnh, đã đủ thấy họ chịu sự chi phối của mối quan hệ phụ thuộc này quá rõ ràng.
Một người muốn tự lập thì phải hiểu bản thân, phải biết mình mạnh gì và yếu gì. Một đất nước muốn đi lên trong độc lập tự chủ thì người dân phải hiểu nước họ có gì đặc sắc, có gì dở. Cuốn sách của Phan Ngọc có lẽ góp một góc nho nhỏ đáng quý cho việc hiểu này.

No comments

Powered by Blogger.