Tản mạn về việc học tập trong điều kiện khiêm tốn
Mình nhớ hồi học phổ thông vẫn luôn có một cái cảm giác: nếu thiếu điều kiện học tập tốt (bao gồm chất lượng trường học, đội ngũ giáo viên, môi trường bạn bè) thì khó có thể học hành được tốt. Có lẽ đó là tâm trạng chung của nhiều người VN, vậy nên lúc trẻ, nhiều người VN muốn ra nước ngoài học tập và làm việc. Đó là suy nghĩ rất tích cực.
Thật ra thì cảm giác đó được cổ vũ bởi một thứ ý thức lan tỏa từ đa số, trong đó có nhiều người muốn truyền bá ý nghĩ của họ, vì nhiều lý do, trong đó có lý do là muốn an ủi bản thân họ rằng con đường họ đi mới là đúng đắn, là chuẩn mực. Cũng có người muốn truyền bá là vì vấn đề quyền lực. Đơn giản như khi mọi người đều ngưỡng mộ một người, thì việc thuyết phục người ta làm gì đó có lợi cho họ thì cũng dễ hơn.
>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Thi thoảng ghé qua hiệu sách cũ, tìm được những cuốn tạp văn, bút ký, những bài phê bình văn học v.v. chợt nghĩ đời sống tinh thần ngày xưa cũng không hề tồi. Nghĩ lại đời sống tinh thần của nhiều người ngày nay thấy kém hẳn: báo lá cải có mấy cái tin mà ngày nào cũng có người giật mình đùng đùng, hoặc có mấy cái chuyện dầu ăn, nghe 1 lần là nhàm nhưng vẫn có nhiều người với sức hài hước có lẽ có hạn phải xài đi xài lại. Hôm qua thì xem phỏng vấn mấy cháu bé đi thi hát Đồ Rê Mí với The Voice Nhí, không rõ là các cháu tập làm người lớn, hay định làm gì? Hát cái thứ nhạc mà nghe đã biết không phải của trẻ con, thì cái hát đó chỉ là hình thức. Hướng trẻ con vào sân chơi hình thức, với mục đích thương mại. Một cách tuyên truyền sự dốt nát.
Nhớ ngày xưa nhiều người bảo là mình thiệt vì học trường không chuyên, trường cấp 2 Thăng Long. Nghĩ lại thấy không thiệt gì, lại còn biết thêm nhiều mảng cuộc sống. Cuộc sống của một trường không chuyên nó nhẹ nhàng, không nhộn nhịp như trường chuyên. Các giáo viên nói chung khá chú ý tới việc dạy, vì họ lo lắng học sinh không hiểu, vì học sinh học lực bình thường thôi mà. Điều đó mình cảm nhận được ngay khi vừa bước chân vào trường chuyên cấp 3 Amsterdam. Người ta thường khen Amsterdam là chất lượng, nhưng đấy là nói mồm tự an ủi thôi. Sự chất lượng đó đến từ cái danh từ xa xưa.
Như vậy, nhờ học ở nơi kém hơn ngay từ nhỏ, có thể học ít hơn về kiến thức nhưng lại có nhiều kiến văn để so sánh. Đấy không phải là điều tồi tệ.
Chưa kể: biết và không biết có ranh giới rất nhỏ. Thậm chí biết không quan trọng bằng : dám làm. Mình từng học với những người có mác là giỏi, nhưng hễ cứ hỏi là chê người khác dốt, không chịu nói rõ hay giải thích cho người khác nghe. Hồi mới học, vì ngây ngô nên nghĩ mình dốt thật. Sau học nhiều hơn, thì thấy: hóa ra có những người muốn người khác không biết để giữ cái uy được lâu hơn. Và nói chung đấy là cách nhiều người giữ uy với nhau. Ví dụ vấn đề về thủ tục hành chính là nơi những chuyện kiểu đó xảy ra thường xuyên.
Xuất phát từ những hoàn cảnh như thế. Câu hỏi này là tự nhiên với mình: Với một điều kiện học tập khiêm tốn, có cách nào để người học sẽ tìm được cách bắt nhịp được với thế giới không?
Ở đây, ta không nên đòi hỏi ngay về trình độ, mà nên đòi hỏi về tác phong, về khả năng tự học. Bởi vì với một kiến thức nền tảng đủ tốt + khả năng tự học tốt thì thả vào môi trường lao động trình độ cao thì hoàn toàn có thể tin là bắt nhịp được.
Tất nhiên, trong vấn đề này phải loại trừ những ngành khá đặc thù, nhất là những ngành là con đẻ của nền sản xuất hiện đại. Ví dụ: công nghệ tên lửa, nguyên tử, ... thì đừng mơ tự học có thể vươn tới trình độ của họ. Thế là khờ khạo.
Để giải quyết vấn đề này, cần phải hiểu rõ bản chất nhiều vấn đề cuộc sống, nhất là mục đích sống. Thế nên mình rất thích câu nói của Grothendieck gửi cho Ronnie Brown:
"The question you raise "how can such a formulation lead to computations" doesn't bother me in the least! Throughout my whole life as a mathematician, the possibility of making explicit, elegant computations has always come out by itself, as a byproduct of a thorough conceptual understanding of what was going on. Thus I never bothered about whether what would come out would be suitable for this or that, but just tried to understand – and it always turned out that understanding was all that mattered."
Grothendieck vĩ đại ở rất nhiều điều, nhưng những tư tưởng của ông về nhân sinh quan cũng thật đặc biệt, hiếm khi thấy ở người làm Toán.
Thật ra thì cảm giác đó được cổ vũ bởi một thứ ý thức lan tỏa từ đa số, trong đó có nhiều người muốn truyền bá ý nghĩ của họ, vì nhiều lý do, trong đó có lý do là muốn an ủi bản thân họ rằng con đường họ đi mới là đúng đắn, là chuẩn mực. Cũng có người muốn truyền bá là vì vấn đề quyền lực. Đơn giản như khi mọi người đều ngưỡng mộ một người, thì việc thuyết phục người ta làm gì đó có lợi cho họ thì cũng dễ hơn.
>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Thi thoảng ghé qua hiệu sách cũ, tìm được những cuốn tạp văn, bút ký, những bài phê bình văn học v.v. chợt nghĩ đời sống tinh thần ngày xưa cũng không hề tồi. Nghĩ lại đời sống tinh thần của nhiều người ngày nay thấy kém hẳn: báo lá cải có mấy cái tin mà ngày nào cũng có người giật mình đùng đùng, hoặc có mấy cái chuyện dầu ăn, nghe 1 lần là nhàm nhưng vẫn có nhiều người với sức hài hước có lẽ có hạn phải xài đi xài lại. Hôm qua thì xem phỏng vấn mấy cháu bé đi thi hát Đồ Rê Mí với The Voice Nhí, không rõ là các cháu tập làm người lớn, hay định làm gì? Hát cái thứ nhạc mà nghe đã biết không phải của trẻ con, thì cái hát đó chỉ là hình thức. Hướng trẻ con vào sân chơi hình thức, với mục đích thương mại. Một cách tuyên truyền sự dốt nát.
Nhớ ngày xưa nhiều người bảo là mình thiệt vì học trường không chuyên, trường cấp 2 Thăng Long. Nghĩ lại thấy không thiệt gì, lại còn biết thêm nhiều mảng cuộc sống. Cuộc sống của một trường không chuyên nó nhẹ nhàng, không nhộn nhịp như trường chuyên. Các giáo viên nói chung khá chú ý tới việc dạy, vì họ lo lắng học sinh không hiểu, vì học sinh học lực bình thường thôi mà. Điều đó mình cảm nhận được ngay khi vừa bước chân vào trường chuyên cấp 3 Amsterdam. Người ta thường khen Amsterdam là chất lượng, nhưng đấy là nói mồm tự an ủi thôi. Sự chất lượng đó đến từ cái danh từ xa xưa.
Như vậy, nhờ học ở nơi kém hơn ngay từ nhỏ, có thể học ít hơn về kiến thức nhưng lại có nhiều kiến văn để so sánh. Đấy không phải là điều tồi tệ.
Chưa kể: biết và không biết có ranh giới rất nhỏ. Thậm chí biết không quan trọng bằng : dám làm. Mình từng học với những người có mác là giỏi, nhưng hễ cứ hỏi là chê người khác dốt, không chịu nói rõ hay giải thích cho người khác nghe. Hồi mới học, vì ngây ngô nên nghĩ mình dốt thật. Sau học nhiều hơn, thì thấy: hóa ra có những người muốn người khác không biết để giữ cái uy được lâu hơn. Và nói chung đấy là cách nhiều người giữ uy với nhau. Ví dụ vấn đề về thủ tục hành chính là nơi những chuyện kiểu đó xảy ra thường xuyên.
Xuất phát từ những hoàn cảnh như thế. Câu hỏi này là tự nhiên với mình: Với một điều kiện học tập khiêm tốn, có cách nào để người học sẽ tìm được cách bắt nhịp được với thế giới không?
Ở đây, ta không nên đòi hỏi ngay về trình độ, mà nên đòi hỏi về tác phong, về khả năng tự học. Bởi vì với một kiến thức nền tảng đủ tốt + khả năng tự học tốt thì thả vào môi trường lao động trình độ cao thì hoàn toàn có thể tin là bắt nhịp được.
Tất nhiên, trong vấn đề này phải loại trừ những ngành khá đặc thù, nhất là những ngành là con đẻ của nền sản xuất hiện đại. Ví dụ: công nghệ tên lửa, nguyên tử, ... thì đừng mơ tự học có thể vươn tới trình độ của họ. Thế là khờ khạo.
Để giải quyết vấn đề này, cần phải hiểu rõ bản chất nhiều vấn đề cuộc sống, nhất là mục đích sống. Thế nên mình rất thích câu nói của Grothendieck gửi cho Ronnie Brown:
"The question you raise "how can such a formulation lead to computations" doesn't bother me in the least! Throughout my whole life as a mathematician, the possibility of making explicit, elegant computations has always come out by itself, as a byproduct of a thorough conceptual understanding of what was going on. Thus I never bothered about whether what would come out would be suitable for this or that, but just tried to understand – and it always turned out that understanding was all that mattered."
Grothendieck vĩ đại ở rất nhiều điều, nhưng những tư tưởng của ông về nhân sinh quan cũng thật đặc biệt, hiếm khi thấy ở người làm Toán.
No comments