hoc tieng phap

hoc tieng phap

Bình luận vài câu về “Sự giáo dục đàn bà con gái” của Phạm Quỳnh



Bình luận vài câu về
“Sự giáo dục đàn bà con gái” của Phạm Quỳnh
Admin 
02 tháng bảy 2014

Bài viết này của Phạm Quỳnh được đăng ở tạp chí Nam Phong số 4. Admin muốn bình luận vài câu, vì cảm thấy thích thú với nội dung cũng như giọng văn của tác giả.

Tác giả bắt đầu bài viết bằng bốn câu thơ của Quách Phúc, điều đó đem lại chút thi vị cho bài viết. Đây có lẽ cách bắt đầu bài viết của những người am hiểu văn nghệ thuật. Sau đó tác giả phân tích và chỉ ra rằng: trên phạm vi cả thế giới, thân phận và địa vị của phụ nữ vẫn luôn thấp kém hơn đàn ông. Cái sự thê thảm của thân phận phụ nữ cứ diễn ra mãi tới khi các nước châu Âu, thời cận đại, đề xướng ra thuyết đàn ông và phụ nữ bình đẳng với nhau.

>> Xem thêm: Làm sao để cải thiện khả năng học tiếng Pháp

Tuy nhiên ở đây, tác giả phân tích và chỉ ra là: chủ yếu cái công xây dựng xã hội về mặt vật chất là thuộc về đàn ông, còn phụ nữ lại chăm lo mặt tinh thần, và tô điểm thêm chút lãng mạn cho cái xã hội đầy không khí cạnh tranh.

Như vậy, xem ra thì chưa bình đẳng lắm, nếu như phụ nữ mới chỉ là giống như sự trang điểm cho bức tranh xã hội, chứ chưa phải là đóng vai trò kiến thiết thế giới ngang bằng như đàn ông.



Tiếp theo tác giả chỉ ra thân phận phụ nữ Việt Nam không bi đát như nhiều nước khác. Chủ yếu là phụ nữ Việt Nam được dạy bảo để biết cách cư xử cho đúng đắn, và biết làm tròn bổn phận của người con, người vợ v.v. Vì thế mà không quan tâm tới việc mở rộng tri thức cho phụ nữ, không gây cho phụ nữ cái tính ham học và đào sâu vấn đề như là dạy đàn ông.

Tác giả khẳng định rằng tư tưởng trên của các cụ về thân phận phụ nữ như vậy là không còn thích hợp với thời nay (bài viết của Phạm Quỳnh là vào năm 1917). Tác giả khẳng định luôn phụ nữ không có gì thua kém đàn ông, mặc dù tính tình trí tuệ khác. Sự khẳng định này được mô tả bởi lập luận và dẫn chứng, và từ đó đề xuất cách giáo dục phụ nữ.

Cụ thể ưu điểm của phụ nữ VN : linh lợi mà can đảm, nhẫn nại mà khôn ngoan, xưa nay đã có tiếng đảm đang về đường kinh tế. “Thương nghiệp trong nước phần nhiều là ở trong tay các bà.” Rồi “dễ cả thế giới không đâu có cái cảnh rất đáng kính đáng phục, là cảnh nhà nho vợ nuôi chồng đi học, -học suốt đời vì sự học ở nước ta không có thời hạn, - một mình tần tảo mà cung cấp được cả nhà, trên cha mẹ, dưới lũ con.” 

Cái này thì mình thấy có lý nếu nhìn vào mẹ mình hay mẹ của người yêu mình :))

>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Tiếp theo, tác giả phân tích cái sự đi xuống của đạo đức xã hội lúc đó sẽ gây nguy hại cho cả đàn ông và phụ nữ, nhưng gây hại cho phụ nữ nhiều hơn. Theo như ý hiểu của Admin thì nếu giáo dục tốt phụ nữ, sẽ giúp nước nhà (lúc đó) hưng thịnh trở lại, và đó chính là trăn trở của tất cả người VN vào thời điểm đó. Như vậy Phạm Quỳnh đang cố gắng cắt nghĩa và tìm cách chấn hưng nước nhà.

Tới đây, tác giả bàn về việc giáo dục phụ nữ như thế nào. Việc đầu tiên là chia phụ nữ thành hai nhóm: thượng lưu và trung lưu, và chỉ ra nhóm trung lưu là nhóm đông hơn, và ưu tiên cung cấp giáo dục phổ thông. Còn giáo dục cao cấp thì ai muốn thì theo.

Theo Phạm Quỳnh, phụ nữ Việt Nam cần phải học chữ quốc ngữ cho thông thạo. Nếu làm được thơ bằng quốc âm thì rất tốt. Tác giả phân tích: Đàn ông thuần lý, đàn bà thuần tình, vậy nên khi dạy phụ nữ thì nên lấy tình cảm làm trọng, và chỉ ra các tác phẩm phù hợp như: Truyện Kiều, Cung oán, Nhị độ mai, Chinh phụ, Lục Vân Tiên v.v.

Ngoài quốc ngữ ra, thì phụ nữ cần phải học Toán, cách trí, vệ sinh, địa dư, lịch sử v.v. và cả các môn nữ công khác như thêu thùa, làm bánh, kết hoa v.v. Phụ nữ thượng lưu thì có thể học sâu hơn, cao hơn ví dụ như học chữ Hán hay Pháp văn.

Ở đây tác giả nói khá rõ: giáo dục phụ nữ thượng lưu thì cốt gây dựng nhân cách, đào luyện tính tình chứ không chủ một cái mục đích cận lợi nào; chứ giáo dục phụ nữ trung lưu thì ngoài việc gây dựng nhân cách còn phải phục vụ ích lợi thực tế. Tạm hiểu là nên đào tạo để phụ nữ trung lưu (tức đại đa số phụ nữ) dễ dàng hòa nhập cuộc sống công việc, cũng như gia đình, ví dụ kỹ năng xin việc, kiến thức nghề nghiệp v.v.

Tác giả chỉ ra: phụ nữ trung lưu cũng cần phải học văn giống như phụ nữ thượng lưu, nhưng nên chú trọng thực học thực nghiệp. Chữ Hán là món trang điểm cho bậc thượng lưu, nên không cần thiết. Nhưng nên học tiếng Pháp, nhưng cốt học giản dị để có thể dung được khi buôn bán, giao thiệp với người Tây. Ý này của tác giả cho thấy là tác giả chú trọng tới phần đông phụ nữ Việt Nam lúc đó là thường làm nghề buôn bán, kiếm sống nuôi gia đình.

Đoạn cuối tác giả phân tích thêm giáo dục phụ nữ thượng lưu, đoạn này Admin đọc hơi thiếu tập trung nên không bình luận thêm gì.

Nhưng tóm lại, bài viết của Phạm Quỳnh có giọng văn rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Cách lập luận của tác giả là hợp lý. Tác giả khẳng định vai trò bình đẳng của phụ nữ với đàn ông và nhưng cũng chỉ ra là hai giới có sự khác nhau. Và vì cái sự khác nhau đó thì cần thiết phải đề xuất sự giáo dục khác nhau. Sau đó tác giả phân tích  đặc điểm của phụ nữ Việt Nam và chỉ ra những cái gì là cần thiết cho phụ nữ Việt Nam (để sống trong xã hội VN lúc bấy giờ và cả sau này). Dựa trên đó, tác giả đề xuất sự giáo dục phụ nữ. Cách làm như vậy là hay, và hợp lý, mà nếu làm được thì có lẽ cũng hiệu quả. Nghĩ tới phụ nữ như vậy, là nghĩ tới hạnh phúc của họ, và hạnh phúc của người phụ nữ thì cũng là hạnh phúc của gia đình và của cả xã hội.


No comments

Powered by Blogger.