hoc tieng phap

hoc tieng phap

Muốn cải cách giáo dục ư?


Giáo dục dở là vì giáo viên hay vì sự thiếu nghiêm túc trong học tập của sinh viên, hay là vì sự quản lý dở hơi?
Câu hỏi này quá khó, nhưng nhiều người cho rằng giáo viên dở và quản lý dở, chứ không phải do người học.
Vậy tôi xin phân tích như sau. Một giáo viên chưa có phương pháp giảng bài tốt, chưa có cách ra đề tốt. Điều này có thể dễ hiểu nếu giáo viên này cũng học tập một giáo viên trước đó không khá khẩm hơn bao nhiêu. Tuy nhiên cần lưu ý là giáo viên thế hệ trước kia có rất nhiều người giỏi, nhưng lại mắc tật kinh viện, ví dụ ngôn ngữ quá hình thức, khó hiểu, thiên về bài tập olympic hoặc quá sức người học. Họ không thay đổi là vì lúc đó người học ý thức cũng chưa tốt về nghĩa vụ phản ánh của họ.

>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Quay lại người giáo viên trên. Người giáo viên này có thể chưa thật tốt, chưa thỏa mãn được đông đảo sinh viên. Nhưng họ có cách nào sửa chữa không? Muốn sửa chữa thì phải nhận phản hồi. Họ có nhận được phản hồi gì không? Ngoài những lời ca thán, ngoài những câu chung chung: đề khó quá, giảng dở quá, chán quá v.v.
Họ còn một con đường để nhận phản hồi là bài kiểm tra, bài thi. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm, họ vẫn ra bài theo kiểu kinh viện, hoặc đánh đố, đề 1 câu (tôi gọi là đề cụt). Sinh viên nháo nhác lên hỏi nhau, trao đổi đáp án, lời giải trong phòng thi. Nhìn vào bài thi, người giáo viên này nhận được gì? Họ thấy rằng: Sinh viên vẫn làm được tốt! Ngạc nhiên chưa? Không hiểu sao chúng nó kêu nhiều mà vẫn làm được tốt? Hay là chúng nó bốc phét? Ngạc nhiên chưa?
Vậy là người giáo viên này an tâm, sinh viên vẫn học tốt, vẫn sống vui vẻ, vậy thì sao phải thay đổi khi mọi chuyện đang tốt?
TTC có 4 năm kinh nghiệm dạy học gồm K59, K62-k64, tuy nhiên chỉ cần dạy xong K63 là tôi đã đúc kết được đầy đủ kinh nghiệm ra đề cũng như giảng bài mà không hề có kinh nghiệm luyện thi đại học, không kinh nghiệm luyện thi học sinh giỏi. Vì sao tôi có thể làm được điều đó?
Tôi đã trông thi giữa kỳ cực kỳ nghiêm, và rút ra được kinh nghiệm làm thế nào để trông thi tuyệt đối chặt chẽ. Tôi thu được kinh nghiệm công tác tổ chức lớp và phòng thi. Và bài thi phản ánh sức học của sinh viên. Dựa trên con số có thật này, tôi nắm rõ sức lực của sinh viên tới đâu, khả năng trình bày, khả năng tư duy, vì sao hiểu sai.
Dựa trên tất cả điều đó, tôi hoàn toàn có thể ra được một đề thi không khó, nhưng cũng đủ làm sinh viên toát mồ hôi nếu không học hành bền bỉ từ tuần 1 tới tuần 15. Và tôi tin: những sinh viên nào nghỉ buổi bài tập càng nhiều thì sinh viên đó gặp nhiều khó khăn trong thi cuối kỳ hơn bất kỳ ai, nếu đề thi đó là do tôi ra.
Từ ví dụ rất nhỏ này, có thể thấy là giáo dục VN hoàn toàn có thể sửa chữa trở thành tốt hơn, nhưng phải làm nghiêm. Vì bên dưới vẫn còn láu cá, vẫn còn lách luật, thì bên trên không thể quản lý tốt được. Hai bên cứ đối kháng nhau thì không bao giờ tốt lên được.

>> Xem thêm: Bí quyết cho sinh viên học tiếng Pháp

Lại cái chuyện những bạn lăn đùng ra khóc khi mà người khác không học gì được điểm cao, hoặc may mắn trúng tủ.
Bạn nói với ai chứ, nói với tôi thì bằng thừa, vì trong xác suất người ta đã c/m được mọi sự ngẫu nhiên khi mà với phép thử đủ lớn, với thời gian đủ dài thì chẳng còn ngẫu nhiên.
Ví dụ tung đồng xu lên, với số lần tung đủ nhiều, thì số lần xấp và số lần ngửa là như nhau. Nhưng mỗi lần tung thì xấp hay ngửa là ngẫu nhiên.
Con người ta có thể may mắn, số lần may mắn thì lại không ngẫu nhiên đâu. Bạn không học và trúng tủ được 1 lần thì cũng sẽ có lần chẳng trúng cái gì hết.
Cho nên việc bạn buồn với chả khóc lóc vì một môn chưa tốt không làm ông giáo viên này phải thông cảm. Hê hê. Vì tôi thừa biết là những người này sẽ rút kinh nghiệm và lần sau và nhiều lần khác tốt hơn nhiều.

No comments

Powered by Blogger.