hoc tieng phap

hoc tieng phap

Làm thế nào để duy trì việc tập chạy

Bài viết cũ trên Phệt Búc, nhằm cổ động việc tập thể thao.

Làm thế nào để duy trì việc tập chạy

23 novembre 2012, 12:39

Kể cả khi bạn đã bắt đầu tập thể thao, bạn vẫn có thể bỏ tập một ngày nào đó :D Bỏ ở đây là bỏ hẳn một thời gian dài, lý do bỏ thì có nhiều: chủ yếu là mệt, không có thời gian, bây giờ chưa thích hợp để tập trở lại v.v.

>>Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Bản thân từ kinh nghiệm cá nhân của TTC : TTC tập độ khoảng 3 tháng từ 29/12/2009, sau đó bỏ một lèo luôn cho tới tận trước khi đi Pháp, tức tận tháng 8/2011. Tức là bỏ hơn 1 năm. Sau khi sang Pháp,l ại tiếp tục bỏ cho tới tháng 6/2012 và tập từ đó cho tới bây giờ. Cảm giác chán tập bây giờ hiếm khi xuất hiện nữa.

Nhiều người hay tò mò: Bí quyết thành công là gì? Với việc thử nhiều công việc khác nhau, mình cam đoan chắc chắn rằng: Bí quyết thành công chính là thất bại, chính là kinh nghiệm từ việc thất bại. Và để có thất bại thì trước tiên phải thử. Tóm lại mấu chốt chính là phải thử, để có thất bại, sau đó dùng kinh nghiệm đó sửa chữa cho lần sau.

TTC phân tích nguyên nhân bỏ tập những lần trước. Thật ra TTC manh nha tập chạy từ những năm thứ nhất, thứ hai rồi, nhưng sau đó thấy bất tiện nên bỏ. Tới cuối năm 2009 thì quyết tâm tập chạy vì đã hiểu ra một chút tại sao lại không duy trì được việc tập luyện. Rất đơn giản: trước tiên phải mua đủ quần áo để tập luyện, mà phải là loại quần áo riêng cho việc tập. Không nên mặc những đồ rất nghiệp dư đi tập, trông cảm giác thiếu tự tin. Mà người lúc mới tập thì phải có tự tin để nâng đỡ, bởi vì lúc ý các bạn khó lòng có thể chạy qua nổi 1,5km trong buổi đầu tập đâu. Vậy cái đầu tiên là phải có đủ trang phục. Thứ hai là phải mua Gel, một loại keo lỏng salonpas để đề phòng các vết thương cơ bắp xảy ra.

Thời gian đầu TTC tập khá chăm chỉ, tuần 7 ngày chạy 7 buổi. Sau một tháng thể lực lên khủng khiếp. Từ một người đá bóng chỉ chạy được 5-10 phút, chuyển hẳn sang con người khác hoàn toàn, chạy 90 phút cũng được. Nhưng tuy vậy, sau 3 tháng, TTC vẫn bỏ tập :D lý do thì cũng giống như bài viết trước: thời gian làm việc lộn xộn (cái này đến từ bên ngoài xã hội) : ví dụ, tự dưng lại phải dạy tại chức mấy buổi vào ngày nghỉ, hoặc tự dưng liên hoan rồi rượu bia. Lý do khác là sức khỏe : tự dưng cúm, rồi ốm đau. Sau đó TTC học cao học quốc tế, vì thời gian học nhiều quá nên không nghĩ tới chuyện tập trở lại.

>> Xem thêm:  Lời khuyên học tiếng Pháp cho người mất căn bản

Nhưng sau khi sang Pháp, quan sát cách sống của họ và nghe lời khuyên của thằng bạn người Pháp : mày chỉ cần tập 1 tuần 1 tiếng thôi, hoặc ít hơn, chứ không nên không tập gì. Mình nghĩ nó nói đúng. Thế là sau khi làm xong luận văn, mình tập trở lại cho tới bây giờ.

Như vậy, ngoài trang phục, thuốc xoa bóp thì cần phải có một kế hoạch tập hợp lý. Như thế nào là hợp lý? Không nên tập một tuần 7 ngày 7 buổi. Như thế rất chán, không khác gì nghĩa vụ cả. Tuần chỉ cần tập 5 ngày, và nghỉ 2 ngày, chế độ giống như đi làm. Thậm chí ít hơn : tập 3 ngày. Tính toán các chỉ tiêu sao cho phù hợp với thể tạng, tránh việc lấy chỉ tiêu của người khác đem ra tập. Ví dụ : TTC chỉ đặt chỉ tiêu là chạy 3km là tối thiểu. Còn tối đa thì tùy. Trước kia, hôm nào chạy dưới 6km, cảm thấy rất chán :D vì mình kỳ vọng quá cao, nhưng khi đặt chỉ tiêu tối thiểu là 3km, thấy mọi chuyện thoải mái hẳn. Không có cảm giác chán tập nữa.

Giờ tập? Nên tập lúc đi làm về, chứ không nên tập lúc trước khi đi làm. Tập sau khi đi làm sẽ tạo cảm giác trút bỏ sự bực dọc, khó chịu. Tập trước khi đi làm sẽ tạo cảm giác mệt và thêm phần khó chịu khi đi làm.

Nên bắt đầu vào thời gian nào? Thời gian này, mùa thu- đông. Mùa hè ở Hà Nội rất khó tập chạy, vi trời rất nóng. Có lẽ mùa ý nên chuyển sang tập bơi, khốn nỗi là bây giờ lại có amip ăn não xuất hiện ở các bể bơi, ao hồ v.v.

EDIT: Quên mất một ý rất quan trọng, đó là phải học kỹ thuật khởi động (bao gồm việc xoay các khớp như thế nào). Khâu này mà không chú trọng sẽ gây hại cho việc tập thể thao vì hậu quả của nó dễ gây ra chính là đau vai, và dẫn tới nhức thần kinh.

No comments

Powered by Blogger.