Phê phán phương pháp dạy học "nói rào trước"
Bài viết cũ trên FB.
Về việc nói rào trước trong cách giảng bài
Trần Đức Anh
Tháng 4/2014
Bài viết này để chốt lại một kinh nghiệm dạy học của mình. Sau đó mình sẽ tập trung viết nốt toán cho xong.
Một nhược điểm thường thấy trong phương pháp dạy học ở nhiều nơi ở VN chính là việc "nói rào trước". Cụm từ này mình đặt riêng để đỡ phải giải thích nhiều.
>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Bây giờ, bối cảnh chung là số tiết dạy giảm đi (bản chất của việc giảm tiết chính là giảm chi phí cho giáo dục), tuy nhiên phong cách dạy thì có lẽ không khác xưa, nhưng đôi khi còn tồi hơn vì cái sự chỉn chu của nhiều giáo viên bây giờ thua xa ngày xưa. Ví dụ những giáo viên quan tâm tới việc dạy thêm kiếm tiền thì khó lòng có ham muốn dạy học khi nghĩ tới tiền công được trả là 30K/tiết. Hoặc với dân lập là 90K/tiết.
Nói rào trước là thế này.
Thứ nhất là khi trình bày một khái niệm, vì lo sợ sinh viên/học sinh không biết đủ thông tin (cảm giác đủ là cảm giác chủ quan của giáo viên), nên giáo viên liệt kê một lô một lốc các khái niệm, kết quả liên quan, nhưng hiếm khi chứng minh hoặc việc chứng minh rất thiếu tự nhiên. Ngoài ra thì yếu tố thời gian cũng hết sức quan trọng gây ra cảm giác vội vàng này.
Ví dụ: có giáo viên lập luận thế này.
+ Nếu ta dạy khái niệm ánh xạ là tương ứng (nói tắt vậy cho tiện), thì sau này sinh viên không hiểu được thật ra ánh xạ là một dạng quan hệ, một tập hợp.
+ Nếu ta không dạy dạng vi phân thì đâu còn gọi là hình học vi phân.
+ Nếu ta dạy đa tạp theo kiểu nhúng vào R^n thì sau này sợ là sinh viên luôn nghĩ đa tạp là phải nhúng vào R^n.
+ Nếu ta dạy trong R^n thì sau này sinh viên không biết dùng không gian Banach, phương trình vi phân Banach, hoặc R^n cũ quá rồi, giờ phải là Banach.
Một nhược điểm thường thấy trong phương pháp dạy học ở nhiều nơi ở VN chính là việc "nói rào trước". Cụm từ này mình đặt riêng để đỡ phải giải thích nhiều.
>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Bây giờ, bối cảnh chung là số tiết dạy giảm đi (bản chất của việc giảm tiết chính là giảm chi phí cho giáo dục), tuy nhiên phong cách dạy thì có lẽ không khác xưa, nhưng đôi khi còn tồi hơn vì cái sự chỉn chu của nhiều giáo viên bây giờ thua xa ngày xưa. Ví dụ những giáo viên quan tâm tới việc dạy thêm kiếm tiền thì khó lòng có ham muốn dạy học khi nghĩ tới tiền công được trả là 30K/tiết. Hoặc với dân lập là 90K/tiết.
Nói rào trước là thế này.
Thứ nhất là khi trình bày một khái niệm, vì lo sợ sinh viên/học sinh không biết đủ thông tin (cảm giác đủ là cảm giác chủ quan của giáo viên), nên giáo viên liệt kê một lô một lốc các khái niệm, kết quả liên quan, nhưng hiếm khi chứng minh hoặc việc chứng minh rất thiếu tự nhiên. Ngoài ra thì yếu tố thời gian cũng hết sức quan trọng gây ra cảm giác vội vàng này.
Ví dụ: có giáo viên lập luận thế này.
+ Nếu ta dạy khái niệm ánh xạ là tương ứng (nói tắt vậy cho tiện), thì sau này sinh viên không hiểu được thật ra ánh xạ là một dạng quan hệ, một tập hợp.
+ Nếu ta không dạy dạng vi phân thì đâu còn gọi là hình học vi phân.
+ Nếu ta dạy đa tạp theo kiểu nhúng vào R^n thì sau này sợ là sinh viên luôn nghĩ đa tạp là phải nhúng vào R^n.
+ Nếu ta dạy trong R^n thì sau này sinh viên không biết dùng không gian Banach, phương trình vi phân Banach, hoặc R^n cũ quá rồi, giờ phải là Banach.
Ví dụ một vài câu hay dùng để mở đầu bài giảng:
- kiến thức này hết sức quan trọng, dạng chuẩn Jordan đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực Toán; rồi Toán có ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
>> Xem thêm: Bốn kinh nghiệm học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu
Nói một thôi một hồi, tuy nhiên chưa trình bày gì, chưa chứng minh gì, chưa cho người học thấy cái hay cái đẹp của Toán thông qua kỹ thuật chứng minh. Trong Toán có rất nhiều kiến thức đẹp để làm cho người học thích thú mà không cần phải nói thêm một câu nào như: Toán thật đẹp, tôi đã khóc khi được học Toán, Toán đã cứu cuộc đời tôi v.v.
Nói rào trước cũng là phương pháp dạy học của một số giáo viên không chịu dạy học, và ép sinh viên phải tự học. Tức là một dạng tham nhũng thời gian. Và để làm điều đó thật hoàn hảo thì đề thi phải thật khó, để cho chúng nó biết tay. Điều này hoàn toàn phù hợp tâm lý đời thường. Một khi khuyên mà không nghe thì biết tay ông mày. Thế nên không có gì phải ngạc nhiên nếu giáo viên cũng hành xử kiểu đó trong việc dạy học.
Theo quan điểm cá nhân tôi thì nếu vì lợi ích của người học, thì ta nên áp dụng phương pháp dạy học phát hiện vấn đề, hoặc gợi ra vấn đề. Cái tên gọi không quan trọng, cốt là dạy thế nào để người học thấy vấn đề, thấy cái cản trở, và khi đó ta có vài hướng để giảng. Một là trình bày cho người học cách giải quyết vấn đề. Hai là gợi ý cho người học hướng giải quyết vấn đề. Điều đó cũng tương ứng với giờ lý thuyết và giờ bài tập.
Lý do quan điểm này là: người học chỉ thực sự quan tâm khi gặp vật cản trở, chỉ quan tâm khi phải tìm cách vượt qua cản trở. Phương pháp nói rào trước chỉ gây ra sự sợ hãi, và từ đó không giúp người học tự tìm được phương pháp học riêng của bản thân. Và hiện nay, có thể khẳng định sinh viên không biết tự học, rất có thể là do phương pháp nói rào này. Thứ hai là gắn việc học tập với nỗi sợ, với ép buộc.
Tuy nhiên, phương pháp dạy học gợi vấn đề chỉ phát huy hiệu quả nếu giáo viên biết cách sắp xếp và gợi ra những vấn đề đủ thú vị. Giáo viên đó phải có nhiều bài toán đủ thú vị, nhưng cũng không quá xa vời.
Nhân bài viết, nếu đây là một ý giúp cải thiện phương pháp dạy học, thì tôi khẳng định luôn là nghiệp vụ sư phạm không có tác dụng nào trong phương pháp dạy học gợi vấn đề, mà điều cốt yếu là người giáo viên (tương lai) phải có tích lũy về kiến thức.
No comments