Một vài suy nghĩ không đúng về việc học ngoại ngữ
Khi kém ngoại ngữ, thì ta thường rất hay tin vào lời khuyên của mọi người, nhưng quả thực có quá nhiều lời khuyên là không đúng đắn. Suy cho cùng cũng là vì không phải ai cũng có thói quen dụng ngôn cho đúng, cũng như cẩn thận trao lời khuyên cho người khác.
1. Phương pháp tập nghe. Có rất nhiều bạn muốn học nghe hiệu quả thật nhanh, trong vòng 3-6 tháng, hoặc 12 tháng đã muốn trở thành siêu nhân nghe ngoại ngữ. Rồi nhiều bạn cho lời khuyên nghe lúc đi ngủ, nghe và đoán từ. Nhưng kinh khủng nhất vẫn là áp lực từ giáo viên dạy tiếng Pháp ( thầy Nicolas không bao giờ gây ra áp lực, cái này thì yên tâm). Giáo viên rất hay hỏi sinh viên nghe được tới đâu, rồi trố mắt ra khi sinh viên chả nghe thấy gì.
>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Với kinh nghiệm học ngoại ngữ của mình, mình có thể khẳng định mấy lời khuyên về việc nghe là hoàn toàn vô bổ. Việc học nghe theo kiểu đoán từ cũng vô bổ. Thời gian việc nghe nói chung không thể rút ngắn. Muốn nghe cho tốt mà không phải học tập trung kiểu dồn toàn lực thì cũng phải 2-3 năm mới nghe tốt, thậm chí hơn.
Lý do thì mình đoán thế này: việc mình nghe được hay không nghe được là do tai của mình có quen với âm phát ra không? Có sẵn sàng đón âm đó không? Để quen được thì số lần âm đó đập vào tai phải rất nhiều lần. Ta nghĩ tới trường hợp tiếng mẹ đẻ. Ta nghe quá nhiều từ bé tới lớn, nên chỉ cần hơi nghe thấy âm be bé là ta đã nghe thấy rõ mọi thứ rồi. Nhưng nếu để ý thì trẻ con từ 1-6 tuổi nói năng rất kém, giai đoạn từ 1-3 tuổi nói linh tinh cái gì rất khó hiểu. Điều đó có thể giải thích là các cháu ở tuổi đó đang cố gắng luyện nghe và nói sao cho giống với mọi người xung quanh. Vậy với một cái tai chưa bao giờ nghe tiếng Pháp chẳng hạn, thì nó cũng chỉ là cái tai giống đứa trẻ con mà thôi, tất nhiên cái tai này là cái tai đã có kiến thức xã hội, nên nó có thể học nhanh hơn trẻ con, nhưng 12 tháng để nghe tốt tiếng Pháp hay ngoại ngữ nói chung là đòi hỏi quá cao.
2. Nên viết tiếng Pháp giống một người Pháp. Nhiều người mất thời gian khuyên người nọ người kia, hoặc khoe khoang là nên viết văn phong giống người Pháp. Nhiều người mất rất nhiều thời gian để nắn nót câu cú sao cho giống Pháp. Điều đó thật ra chả quan trọng gì. Điều quan trọng nhất là viết đúng ngữ pháp và chính tả, nội dung sáng sủa, rõ ý. Khi nào vốn kiến thức khá thì nhu cầu làm cho câu văn bóng bẩy sẽ nảy sinh và có thể thực hiện được.
Hai nữa, nếu quá chú ý tới hình thức câu văn mà phớt lờ nội dung, thì quả thực đấy là người thích hình thức, không có chính kiến, luôn phải cố gắng giống người khác, đồng thời cho thấy người này thiếu tự tin.
Viết một đoạn văn có thể hơi Việt Nam cũng chả sao, bạn bè Tây sẽ nhận ra tác giả là người Việt Nam, điều đó cũng tốt, khẳng định luôn bạn là tác giả của đoạn văn, chứ không phải ai khác.
3. Nên nghĩ bằng tiếng Pháp. Có người khuyên là nên nghĩ bằng tiếng nước ngoài trong khi thảo luận hoặc nghe câu hỏi từ băng vì như vậy giúp việc nghĩ nhanh hơn và giúp việc học tiếng Pháp tốt hơn.
Với kinh nghiệm cá nhân mình, mình khẳng định là tư duy của bản thân gắn liền với ngôn ngữ, mà trong đó tỷ trọng ngôn ngữ nào chiếm nhiều thì sẽ được ưu tiên tư duy. Ví dụ mình học Toán bằng tiếng Pháp, viết bài giảng cũng bằng tiếng Pháp, đọc báo bóng đá bằng tiếng Pháp v.v. thì khi mơ màng điều gì thì đúng là có dùng tiếng Pháp trong suy nghĩ.
Với một người mới học ngoại ngữ, đương nhiên tỷ trọng tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng khác nhiều hơn, vậy nên bạn làm sao tư duy bằng ngôn ngữ mới học được?
4. Khi nghe băng, có nên ghi chép không? Có người bảo không, ví dụ một cô giáo ở Espace, Tràng Tiền nói thế. Có cô giáo bảo có, nhưng mà mình không nhớ cô khuyên như thế nào.
Quan điểm của mình là nên ghi chép, nhưng ghi như thế nào? Kinh nghiệm cá nhân của mình là nên ghi bằng phiên âm tiếng Việt, nếu bạn mới học ngoại ngữ.
Ví dụ bạn nghe thấy từ cửa sổ trong tiếng Pháp (fenêtre) thì bạn có thể ghi vào nháp là phơ-nét. Viết vậy cực nhanh. Chứ nếu bạn lại nhớ là từ này viết như thế nào, thì băng nó đã tua sang đoạn khác từ thuở nào rồi. Mình nghĩ kinh nghiệm này có lẽ có ích, vì mình học bao nhiêu năm tiếng Anh mà chả bao giờ nghĩ ra được cái mẹo này.
5. Nhiều bạn cho rằng nên học vài khóa ngữ pháp đã rồi học nâng cao sau. Mình nghĩ cách học đó không ổn lắm. Học ngữ pháp tức là học câu trong bối cảnh chết, và như vậy không nêu bật lên vai trò của ngữ pháp trong việc điều chỉnh sắc thái ý nghĩa của câu. Trước kia vì học nhiều ngữ pháp, nên mình nghĩ câu của tiếng Châu Âu là câu cứng, tức là không thể thay thế một số từ. Có lẽ việc này nảy ra do học quá nhiều bài điền từ.
>> Xem thêm: Trải nghiệm ở Pháp
Ví dụ: trước kia mình luôn nghĩ phải viết là at the university, chứ không được viết in the university. Nhưng không, cả hai cụm từ đó hoàn toàn có thể được sử dụng với sắc thái ý nghĩa khác nhau. Mà việc đó thì có thể được hiểu rất dễ dàng trong quá trình học đọc văn bản, thảo luận đưa ra ý kiến về văn bản và học viết. Vì đó là bối cảnh sinh động, nơi mà ta phải dùng rất chính xác câu cú, chứ không phải chỉ là điền từ vào chỗ trống thông qua một vài dấu hiệu lẻ tẻ mà không hề quan tâm tới khung cảnh chung. Mà trong tiếng châu Âu, bối cảnh chung là quan trọng, hành động nào xảy ra trước, xảy ra sau là phải được phân biệt rõ bằng thời của động từ.
Vậy nên nếu mình đưa ra lời khuyên, thì chỉ nên học ngữ pháp ở mức độ biết dùng, còn thì nên trau dồi ở mức độ nâng cao trong việc học viết hoặc học thảo luận. Cá nhân mình cũng vậy, mình học 2 cuốn Sans Frontières trong 5 tháng và sau đó không bao giờ sờ vào bài tập ngữ pháp nữa. Mình chỉ quan tâm khi có vấn đề với ngữ pháp trong khi viết cái gì đó, vậy là đủ rồi.
1. Phương pháp tập nghe. Có rất nhiều bạn muốn học nghe hiệu quả thật nhanh, trong vòng 3-6 tháng, hoặc 12 tháng đã muốn trở thành siêu nhân nghe ngoại ngữ. Rồi nhiều bạn cho lời khuyên nghe lúc đi ngủ, nghe và đoán từ. Nhưng kinh khủng nhất vẫn là áp lực từ giáo viên dạy tiếng Pháp ( thầy Nicolas không bao giờ gây ra áp lực, cái này thì yên tâm). Giáo viên rất hay hỏi sinh viên nghe được tới đâu, rồi trố mắt ra khi sinh viên chả nghe thấy gì.
>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Với kinh nghiệm học ngoại ngữ của mình, mình có thể khẳng định mấy lời khuyên về việc nghe là hoàn toàn vô bổ. Việc học nghe theo kiểu đoán từ cũng vô bổ. Thời gian việc nghe nói chung không thể rút ngắn. Muốn nghe cho tốt mà không phải học tập trung kiểu dồn toàn lực thì cũng phải 2-3 năm mới nghe tốt, thậm chí hơn.
Lý do thì mình đoán thế này: việc mình nghe được hay không nghe được là do tai của mình có quen với âm phát ra không? Có sẵn sàng đón âm đó không? Để quen được thì số lần âm đó đập vào tai phải rất nhiều lần. Ta nghĩ tới trường hợp tiếng mẹ đẻ. Ta nghe quá nhiều từ bé tới lớn, nên chỉ cần hơi nghe thấy âm be bé là ta đã nghe thấy rõ mọi thứ rồi. Nhưng nếu để ý thì trẻ con từ 1-6 tuổi nói năng rất kém, giai đoạn từ 1-3 tuổi nói linh tinh cái gì rất khó hiểu. Điều đó có thể giải thích là các cháu ở tuổi đó đang cố gắng luyện nghe và nói sao cho giống với mọi người xung quanh. Vậy với một cái tai chưa bao giờ nghe tiếng Pháp chẳng hạn, thì nó cũng chỉ là cái tai giống đứa trẻ con mà thôi, tất nhiên cái tai này là cái tai đã có kiến thức xã hội, nên nó có thể học nhanh hơn trẻ con, nhưng 12 tháng để nghe tốt tiếng Pháp hay ngoại ngữ nói chung là đòi hỏi quá cao.
2. Nên viết tiếng Pháp giống một người Pháp. Nhiều người mất thời gian khuyên người nọ người kia, hoặc khoe khoang là nên viết văn phong giống người Pháp. Nhiều người mất rất nhiều thời gian để nắn nót câu cú sao cho giống Pháp. Điều đó thật ra chả quan trọng gì. Điều quan trọng nhất là viết đúng ngữ pháp và chính tả, nội dung sáng sủa, rõ ý. Khi nào vốn kiến thức khá thì nhu cầu làm cho câu văn bóng bẩy sẽ nảy sinh và có thể thực hiện được.
Hai nữa, nếu quá chú ý tới hình thức câu văn mà phớt lờ nội dung, thì quả thực đấy là người thích hình thức, không có chính kiến, luôn phải cố gắng giống người khác, đồng thời cho thấy người này thiếu tự tin.
Viết một đoạn văn có thể hơi Việt Nam cũng chả sao, bạn bè Tây sẽ nhận ra tác giả là người Việt Nam, điều đó cũng tốt, khẳng định luôn bạn là tác giả của đoạn văn, chứ không phải ai khác.
3. Nên nghĩ bằng tiếng Pháp. Có người khuyên là nên nghĩ bằng tiếng nước ngoài trong khi thảo luận hoặc nghe câu hỏi từ băng vì như vậy giúp việc nghĩ nhanh hơn và giúp việc học tiếng Pháp tốt hơn.
Với kinh nghiệm cá nhân mình, mình khẳng định là tư duy của bản thân gắn liền với ngôn ngữ, mà trong đó tỷ trọng ngôn ngữ nào chiếm nhiều thì sẽ được ưu tiên tư duy. Ví dụ mình học Toán bằng tiếng Pháp, viết bài giảng cũng bằng tiếng Pháp, đọc báo bóng đá bằng tiếng Pháp v.v. thì khi mơ màng điều gì thì đúng là có dùng tiếng Pháp trong suy nghĩ.
Với một người mới học ngoại ngữ, đương nhiên tỷ trọng tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng khác nhiều hơn, vậy nên bạn làm sao tư duy bằng ngôn ngữ mới học được?
4. Khi nghe băng, có nên ghi chép không? Có người bảo không, ví dụ một cô giáo ở Espace, Tràng Tiền nói thế. Có cô giáo bảo có, nhưng mà mình không nhớ cô khuyên như thế nào.
Quan điểm của mình là nên ghi chép, nhưng ghi như thế nào? Kinh nghiệm cá nhân của mình là nên ghi bằng phiên âm tiếng Việt, nếu bạn mới học ngoại ngữ.
Ví dụ bạn nghe thấy từ cửa sổ trong tiếng Pháp (fenêtre) thì bạn có thể ghi vào nháp là phơ-nét. Viết vậy cực nhanh. Chứ nếu bạn lại nhớ là từ này viết như thế nào, thì băng nó đã tua sang đoạn khác từ thuở nào rồi. Mình nghĩ kinh nghiệm này có lẽ có ích, vì mình học bao nhiêu năm tiếng Anh mà chả bao giờ nghĩ ra được cái mẹo này.
5. Nhiều bạn cho rằng nên học vài khóa ngữ pháp đã rồi học nâng cao sau. Mình nghĩ cách học đó không ổn lắm. Học ngữ pháp tức là học câu trong bối cảnh chết, và như vậy không nêu bật lên vai trò của ngữ pháp trong việc điều chỉnh sắc thái ý nghĩa của câu. Trước kia vì học nhiều ngữ pháp, nên mình nghĩ câu của tiếng Châu Âu là câu cứng, tức là không thể thay thế một số từ. Có lẽ việc này nảy ra do học quá nhiều bài điền từ.
>> Xem thêm: Trải nghiệm ở Pháp
Ví dụ: trước kia mình luôn nghĩ phải viết là at the university, chứ không được viết in the university. Nhưng không, cả hai cụm từ đó hoàn toàn có thể được sử dụng với sắc thái ý nghĩa khác nhau. Mà việc đó thì có thể được hiểu rất dễ dàng trong quá trình học đọc văn bản, thảo luận đưa ra ý kiến về văn bản và học viết. Vì đó là bối cảnh sinh động, nơi mà ta phải dùng rất chính xác câu cú, chứ không phải chỉ là điền từ vào chỗ trống thông qua một vài dấu hiệu lẻ tẻ mà không hề quan tâm tới khung cảnh chung. Mà trong tiếng châu Âu, bối cảnh chung là quan trọng, hành động nào xảy ra trước, xảy ra sau là phải được phân biệt rõ bằng thời của động từ.
Vậy nên nếu mình đưa ra lời khuyên, thì chỉ nên học ngữ pháp ở mức độ biết dùng, còn thì nên trau dồi ở mức độ nâng cao trong việc học viết hoặc học thảo luận. Cá nhân mình cũng vậy, mình học 2 cuốn Sans Frontières trong 5 tháng và sau đó không bao giờ sờ vào bài tập ngữ pháp nữa. Mình chỉ quan tâm khi có vấn đề với ngữ pháp trong khi viết cái gì đó, vậy là đủ rồi.
No comments