Sự phổ biến của Internet ở VN có khi lại là một vũ khí lợi hại cũng giống như chữ quốc ngữ năm xưa
Sự phổ biến của Internet ở VN có khi lại là một vũ khí lợi hại cũng giống như chữ quốc ngữ năm xưa.
Mình nói vậy là bởi vì khi internet mới xâm nhập VN, và cũng phải khoảng những năm 2005 mình mới biết dùng internet, thông tin nguồn tiếng Việt lúc ý còn sơ sài, nhiều trí thức chưa có internet, vẫn dùng báo giấy là nhiều, nên sự đóng góp phản biện của họ không được thuận tiện và cũng sẽ ít hơn về năng suất.
Và cũng vì nhiều trí thức, nhiều người VN có nhiều hiểu biết chưa thể tham gia internet, nên lúc đó những cái loa to kiểu BBC được dịp đăng tin thoải mái mà không gặp được nhiều sự kháng cự từ người dân VN. Cứ ngỡ dòng thông tin lúc này sẽ là sự đối đầu của các dòng thông tin chính phủ.
>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Không ngờ tới những năm gần đây, internet phổ biến tới nhiều người dân VN, trong đó có nhiều người có nhiều hiểu biết như trí thức. Ngay khi những người này tham gia thì họ đóng góp mỗi nơi một góc nhìn phản biện hết sức thú vị.
Ví dụ để c/m Huy Đức nói phét về một chi tiết ở Nam Bộ, thì có một người quản lý văn hóa ở Nam Bộ lên tiếng và phân tích sự thiếu hiểu biết của Huy Đức. Mình thấy rất thú vị. Nghĩ bụng phải tìm đọc ngay một vài tác phẩm văn học về Nam Bộ để tăng cường hiểu biết.
Bây giờ thì các nguồn giải độc thông tin đã tương đối phong phú và sẽ còn tiếp tục giàu có hơn nữa. Về luật pháp đã có nhóm các sinh viên luật. Về lịch sử thì phải nói có rất nhiều blog, diễn đàn, tha hồ tranh luận phản biện. Văn học nghệ thuật cũng vậy. Nếu là ngày xưa thì ít ai được đọc bài của Hoàng Tuấn Công, Lê Mạnh Chiến hay An Chi. Bây giờ thì ai cũng có thể đọc được v.v.
Sự tham gia này không chỉ có tác dụng giải độc thông tin, mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thể chế, giúp đất nước phát hiện ra những cái sai trái, những cái tiêu cực để sửa chữa, đồng thời chỉ ra những ưu điểm để tiếp tục phát triển.
Mình nói vậy là bởi vì khi internet mới xâm nhập VN, và cũng phải khoảng những năm 2005 mình mới biết dùng internet, thông tin nguồn tiếng Việt lúc ý còn sơ sài, nhiều trí thức chưa có internet, vẫn dùng báo giấy là nhiều, nên sự đóng góp phản biện của họ không được thuận tiện và cũng sẽ ít hơn về năng suất.
Và cũng vì nhiều trí thức, nhiều người VN có nhiều hiểu biết chưa thể tham gia internet, nên lúc đó những cái loa to kiểu BBC được dịp đăng tin thoải mái mà không gặp được nhiều sự kháng cự từ người dân VN. Cứ ngỡ dòng thông tin lúc này sẽ là sự đối đầu của các dòng thông tin chính phủ.
>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Không ngờ tới những năm gần đây, internet phổ biến tới nhiều người dân VN, trong đó có nhiều người có nhiều hiểu biết như trí thức. Ngay khi những người này tham gia thì họ đóng góp mỗi nơi một góc nhìn phản biện hết sức thú vị.
Ví dụ để c/m Huy Đức nói phét về một chi tiết ở Nam Bộ, thì có một người quản lý văn hóa ở Nam Bộ lên tiếng và phân tích sự thiếu hiểu biết của Huy Đức. Mình thấy rất thú vị. Nghĩ bụng phải tìm đọc ngay một vài tác phẩm văn học về Nam Bộ để tăng cường hiểu biết.
Bây giờ thì các nguồn giải độc thông tin đã tương đối phong phú và sẽ còn tiếp tục giàu có hơn nữa. Về luật pháp đã có nhóm các sinh viên luật. Về lịch sử thì phải nói có rất nhiều blog, diễn đàn, tha hồ tranh luận phản biện. Văn học nghệ thuật cũng vậy. Nếu là ngày xưa thì ít ai được đọc bài của Hoàng Tuấn Công, Lê Mạnh Chiến hay An Chi. Bây giờ thì ai cũng có thể đọc được v.v.
Sự tham gia này không chỉ có tác dụng giải độc thông tin, mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thể chế, giúp đất nước phát hiện ra những cái sai trái, những cái tiêu cực để sửa chữa, đồng thời chỉ ra những ưu điểm để tiếp tục phát triển.
No comments