Chuyện mình đi du học Pháp
Chuyện đi du học? Thi thoảng lại có bạn hỏi, mình sẽ ghi lại ngắn gọn, rồi để trên blog cho tiện.
Chuyện hoàn toàn tình cờ và ăn may là chính. Năm thứ 3 đại học, mình nổi hứng đi học tiếng Pháp. Nhờ có bạn bè giúp đỡ, tiếng Pháp của mình mau chóng tiến bộ chỉ sau 5 tháng. Sau đó tiếp tục cầy cuốc khoảng 2 năm liền ở chỗ thầy Nicolas. Nên tiếng Pháp của mình tạm ổn, đủ để sang Pháp và nói chuyện bình thường. À, điều quan trọng là thi được TCF (chứng chỉ tiếng Pháp) hơn 400 điểm. Vì muốn lấy học bổng 322 của nhà nước lúc ý, thì phải vượt qua 320 điểm. 320 điểm thì không phải dễ dàng đâu, nhưng bây giờ có thể luyện thi TCF biết trước đề, nên dù trình độ có thể không đạt tới 350 điểm, nhưng hoàn toàn có thể thi được 450-500 điểm. Cho nên chuyện ngoại ngữ không đáng sợ lắm. Nhưng nếu bạn nào đi xin học bổng đi Mỹ, thì đừng có mơ mấy trò đó nhé.
>> xem thêm: https://phuongnameducation.blogspot.com/2016/08/bon-kinh-nghiem-hoc-tieng-phap-cho.html
Sau đó mình thi vào cao học quốc tế, là chương trình được tổ chức ở viện Toán và đại học sư phạm Hà Nội. Hồi đó nhà nước còn cấp học bổng cho, giờ thì tự túc tìm học bổng bên Pháp.
Khi học cao học quốc tế, thì sẽ học 1 năm ở VN và 1 năm ở Pháp, nhưng cũng có những bạn xin sang Pháp học M1 (tức master 1, năm thứ nhất của cao học, và cao học gồm 2 năm), thì sẽ là 2 năm ở Pháp.
Sang Pháp học cao học thì chịu khó chăm chỉ cầy cuốc, thi tốt. Bên Pháp họ sẽ xét học bổng bằng cách trao học bổng theo thứ tự điểm số từ cao tới thấp. Ví dụ có 7 học bổng, thì chỉ trao cho 7 bạn điểm cao nhất. Rất minh bạch và dân chủ. Còn công bằng thì đừng đòi hỏi quá, vì có môn thì dễ điểm cao, nhưng có môn thì dễ điểm thấp. Khi học cũng nên nhạy bén mà chuồn khỏi môn nào khó.
Tóm tắt là thế. Vậy cái gì là cần nhất trong quá trình trên? Toán là cần nhất. Vì khi sang Pháp, sv VN bị thiếu hụt kiến thức nghiêm trọng, nên phải cầy cuốc nhiều hơn cả sinh viên bản địa Pháp, để bù lại kiến thức. Nếu ở nhà vốn dĩ học đã nhố nhăng, thì đương nhiên khi sang kia tập khóc là vừa. Ngoại ngữ kém cũng không sợ, chỉ bất tiện là khi nào cần làm thủ tục hành chính, mà ngoại ngữ tệ quá thì hơi vất vả.
>> Xem thêm: https://phuongnameducation.blogspot.com/2015/04/mot-phuong-phap-tu-hoc-moi-uc-ket-uoc-d.html
Vậy ở nhà nên học Toán như thế nào? Nên học theo chương trình chuẩn của các trường có uy tín trên thế giới. Bằng cách lân la vào các trang web của các trường có tiếng, tìm các khóa học của họ, giở syllabus (chương trình học/nội dung môn học) của họ ra xem cái gì, thì ta học bằng được cái ý. Thế nào là học bằng được? Tức là làm được bài tập. Nếu có thầy hướng dẫn ở VN thì là tốt nhất, vì có gì khó khăn thì cứ hỏi thầy cho nhanh. Đỡ cái công tra nội dung môn học của nước ngoài.
Tóm lại là vừa học ngoại ngữ, vừa học toán, vừa tìm hiểu thủ tục nộp hồ sơ, làm VISA, vừa làm hồ sơ công chứng. Tất cả những việc này đều rất vất vả và mệt mỏi, vậy nên phải biết tạo mối quan hệ rộng rãi để có được thông tin phù hợp.
Chuyện hoàn toàn tình cờ và ăn may là chính. Năm thứ 3 đại học, mình nổi hứng đi học tiếng Pháp. Nhờ có bạn bè giúp đỡ, tiếng Pháp của mình mau chóng tiến bộ chỉ sau 5 tháng. Sau đó tiếp tục cầy cuốc khoảng 2 năm liền ở chỗ thầy Nicolas. Nên tiếng Pháp của mình tạm ổn, đủ để sang Pháp và nói chuyện bình thường. À, điều quan trọng là thi được TCF (chứng chỉ tiếng Pháp) hơn 400 điểm. Vì muốn lấy học bổng 322 của nhà nước lúc ý, thì phải vượt qua 320 điểm. 320 điểm thì không phải dễ dàng đâu, nhưng bây giờ có thể luyện thi TCF biết trước đề, nên dù trình độ có thể không đạt tới 350 điểm, nhưng hoàn toàn có thể thi được 450-500 điểm. Cho nên chuyện ngoại ngữ không đáng sợ lắm. Nhưng nếu bạn nào đi xin học bổng đi Mỹ, thì đừng có mơ mấy trò đó nhé.
>> xem thêm: https://phuongnameducation.blogspot.com/2016/08/bon-kinh-nghiem-hoc-tieng-phap-cho.html
Sau đó mình thi vào cao học quốc tế, là chương trình được tổ chức ở viện Toán và đại học sư phạm Hà Nội. Hồi đó nhà nước còn cấp học bổng cho, giờ thì tự túc tìm học bổng bên Pháp.
Khi học cao học quốc tế, thì sẽ học 1 năm ở VN và 1 năm ở Pháp, nhưng cũng có những bạn xin sang Pháp học M1 (tức master 1, năm thứ nhất của cao học, và cao học gồm 2 năm), thì sẽ là 2 năm ở Pháp.
Sang Pháp học cao học thì chịu khó chăm chỉ cầy cuốc, thi tốt. Bên Pháp họ sẽ xét học bổng bằng cách trao học bổng theo thứ tự điểm số từ cao tới thấp. Ví dụ có 7 học bổng, thì chỉ trao cho 7 bạn điểm cao nhất. Rất minh bạch và dân chủ. Còn công bằng thì đừng đòi hỏi quá, vì có môn thì dễ điểm cao, nhưng có môn thì dễ điểm thấp. Khi học cũng nên nhạy bén mà chuồn khỏi môn nào khó.
Tóm tắt là thế. Vậy cái gì là cần nhất trong quá trình trên? Toán là cần nhất. Vì khi sang Pháp, sv VN bị thiếu hụt kiến thức nghiêm trọng, nên phải cầy cuốc nhiều hơn cả sinh viên bản địa Pháp, để bù lại kiến thức. Nếu ở nhà vốn dĩ học đã nhố nhăng, thì đương nhiên khi sang kia tập khóc là vừa. Ngoại ngữ kém cũng không sợ, chỉ bất tiện là khi nào cần làm thủ tục hành chính, mà ngoại ngữ tệ quá thì hơi vất vả.
>> Xem thêm: https://phuongnameducation.blogspot.com/2015/04/mot-phuong-phap-tu-hoc-moi-uc-ket-uoc-d.html
Vậy ở nhà nên học Toán như thế nào? Nên học theo chương trình chuẩn của các trường có uy tín trên thế giới. Bằng cách lân la vào các trang web của các trường có tiếng, tìm các khóa học của họ, giở syllabus (chương trình học/nội dung môn học) của họ ra xem cái gì, thì ta học bằng được cái ý. Thế nào là học bằng được? Tức là làm được bài tập. Nếu có thầy hướng dẫn ở VN thì là tốt nhất, vì có gì khó khăn thì cứ hỏi thầy cho nhanh. Đỡ cái công tra nội dung môn học của nước ngoài.
Tóm lại là vừa học ngoại ngữ, vừa học toán, vừa tìm hiểu thủ tục nộp hồ sơ, làm VISA, vừa làm hồ sơ công chứng. Tất cả những việc này đều rất vất vả và mệt mỏi, vậy nên phải biết tạo mối quan hệ rộng rãi để có được thông tin phù hợp.
No comments