hoc tieng phap

hoc tieng phap

Tản mạn mấy câu về thảo luận

Mình chia sẻ một vài góp ý về cách thảo luận:
- Tùy vào mục đích tham gia thảo luận mà cách thảo luận và cách dụng ngôn phản ánh mục đích đó. Ví dụ: muốn thỏa mãn sự hiếu thắng, sẽ khác với muốn học hỏi, hoặc muốn tìm ra gốc rễ vấn đề. Nắm được chính xác mục đích sẽ tiết kiệm thời gian, và tập trung vào điều mình muốn.

- Nhiều người thường nói về việc tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận. Cái này thì có nhiều cách. Mình đọc được chi tiết này trong cuốn sách của Thomas Gordon, Giáo dục không trừng phạt, đó là thông điệp ở ngôi thứ nhất. Ví dụ: tôi nghĩ là, tôi cảm thấy, tôi không nghĩ vậy, tôi không đồng ý v.v.
Mặc dù Gordon muốn bàn để tìm cách dạy trẻ, nhưng hoàn toàn ta có thể áp dụng điều này trong thảo luận. Khi thảo luận, nên dùng thông điệp ngôi thứ nhất, hơn là ngôi thứ hai. 

>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Sẽ không thú vị khi nói: bạn đã đọc abc, xyz chưa? Bạn chả biết gì. Bạn là người có bằng TS mà hóa ra trình độ bằng con tép-riu. Nhưng nếu dùng thông điệp ở ngôi thứ nhất như là: tôi không hiểu luận điểm này của bạn, tôi không đồng tình với luận điểm của bạn ở chỗ ... mọi chuyện sẽ trở nên thoải mái hơn. Đây là điều mình rất nhiều lần muốn góp ý trong thảo luận, nhưng đôi khi mình thất vọng vì gặp nhiều người rất lười lắng nghe toàn bộ ý kiến của người khác, nhưng lại thích thảo luận kiểu a-dua, lập bè, lập hội để lý luận và cười cợt, kiểu: lý luận của cậu quá buồn cười, và ngớ ngẩn. Sau đó là những người cùng bè cười theo. Chuyện đó xảy ra rất nhiều trong cuộc sống bình thường.


Nếu chỉ vì thấy người khác khác mình và khác những người ở địa phương hoặc lân cận, mà cười họ thì như vậy là chưa biết nhiều đâu. Trước kia, nhà người yêu mình luôn lấy ngày sinh nhật là ngày âm lịch, nhiều người ở thành thị sẽ cười và cho là ngớ ngẩn. Nhưng đấy là họ lấy cái quy chiếu của họ, ở địa phương họ thôi.

Điều đó cũng có thể lý giải một phần nhu cầu tìm hiểu văn hóa VN của mình. Bởi vì không am hiểu văn hóa của người Việt thì sẽ không thể hiểu đc cách suy nghĩ của người Việt. Mà đã không hiểu thì biết cái gì là tốt, cái gì là xấu mà đem phát huy và gạt bỏ? Thế nên mới có cái chuyện thích rập khuôn: nghĩ cái gì của người ta là hay, đem về rập khuôn cho nước ta.

Sai lầm kiểu đó có thể nói gặp rất nhiều, ví dụ phong trào cộng sản thời kỳ đầu là hết sức rập khuôn, và lúc ý Nguyễn Ái Quốc còn bị coi là không cộng sản. Nhưng càng về sau, người ta càng thấy là Nguyễn Ái Quốc biết cách áp dụng vào điều kiện thực tế ở VN, và dần dần trở thành lãnh tụ của dân tộc VN lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Hôm nọ mình tìm được cái link này: Hồ Chí Minh toàn tập chắc là sẽ có ích cho việc nghiên cứu và phản biện.

Ngày nghỉ lạm bàn vài điều. Cuối tuần tới mình sẽ viết bài bình luận về việc dịch từ của Thụy Khuê, người đã dịch bản yêu sách "Revendications du peuple annamite" của Nguyễn Ái Quốc thành "Thỉnh nguyện thư của dân tộc An-nam". Dịch như thế là có ý đồ không tốt, nhưng mình sẽ bàn sau vào ngày nghỉ.

No comments

Powered by Blogger.