hoc tieng phap

hoc tieng phap

Dân Toán thông minh?

Nói tới dân Toán, người làm Toán, học sinh giỏi Toán, sinh viên giỏi Toán v.v. thường là sẽ nhận được sự ngưỡng mộ nhất định, về một khái niệm còn lờ mờ trong đầu người nhận xét: đại khái thông minh, nghĩ nhanh, hiểu nhanh, trực tính v.v.

Tuy vậy, điều đó không có nghĩa Toán học sẽ cung cấp đủ phương pháp tư duy cần thiết cho cuộc sống, nên không phải người nào có tư duy trội về Toán sẽ có phán đoán đúng, nhận định đúng về các vấn đề cuộc sống.

Cái này là do đặc thù công việc học Toán.

Công việc chính của học Toán - làm Toán là đọc nội dung bài toán và hiểu nội dung bài toán, đọc chứng minh, kiểm tra chứng minh, hiểu chứng minh và tự viết chứng minh cho các bài toán. Điều này đòi hỏi sự tỷ mẩn, cẩn thận, chăm chỉ, v.v. vì thế hình thành thói quen tốt cho những ai vốn đã chăm học Toán. Và nếu sau này có làm nghề khác thì cũng ổn. Lưu ý là trong toán đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, không có chuyện nói qua loa đại khái, vậy nên tính cách như trên là điều tự nhiên xảy ra.

>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Nhưng hoạt động đó khác xa hoàn toàn hoạt động phê phán ở ngoài cuộc sống, khi mà trong Toán: phủ định của cái đúng là cái sai và ngược lại, thì ngoài cuộc sống không có chuyện ý. Có những thứ vừa đúng vừa sai, vậy nên cần phương pháp tư duy kiểu khác.

Thứ hai ngôn từ trong Toán thường rất rõ nghĩa, và rất hẹp trong chuyên môn Toán, điều này hoàn toàn khác với ngôn từ trong các vấn đề khác ngoài cuộc sống. Ngoài cuộc sống ngôn từ rất phong phú, nhiều khi bị bóp méo một cách tinh vi để đẩy vấn đề chệch đi mà ít ai ngờ. Với dân Toán, chuyện ngôn từ bị bóp méo không hoàn toàn là vấn đề nghiêm trọng với họ, bởi trong Toán luôn có một châm ngôn: bạn thích dùng ký hiệu gì cũng được, đặt tên là gì cũng được, miễn là định nghĩa rõ ràng. Điều đó cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều tới sự quan tâm tới độ chính xác của ngôn từ.
Toán học là một thế giới riêng, tách rời hoàn toàn với thời gian (theo nghĩa sẽ giải thích sau). Bài toán bạn nghiên cứu bây giờ hay một nghìn năm trước hay sau thì cũng có giá trị như nhau. Giải phương trình bậc hai là luôn như vậy dù có thêm 1000 năm nữa trôi qua. Vậy nên nhiều nhà toán học thường viết những lời thán phục hết sức kinh ngạc về chuyện những nhà Toán học như Archimede (Ác-si-mét) hay Aristote hay Euclide đã nghiên cứu từ rất lâu, vậy mà mãi tận gần 2000 năm sau Toán học mới có dịp bàn lại những gì họ đã nghiên cứu. Ví dụ đó thường được dùng để chứng tỏ rằng những nhà toán học này thiên tài hơn bất kỳ ai. Bởi sau khi họ phát minh là cả một quãng thời gian hết sức mà Toán học không được nghiên cứu đáng kể.

Bởi vì nhìn trong phạm vi Toán học, nên những lời ca tụng đó không có cách gì để giải thích. Nhưng hoàn toàn có thể giải thích dựa trên ngôn từ của triết học về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Một đất nước như Hy Lạp vào thời điểm đó không chỉ mạnh Toán, mà còn mạnh rất nhiều thứ khác, ví dụ văn học. Thần thoại Hy Lạp là những áng văn không bao giờ có thể viết lại được nữa, và sống mãi với thời gian. Điều này cũng có thể giải thích được bằng triết học Mác.

>> Xem thêm: Trải nghiệm ở Pháp

Nhưng trong cuộc sống, mọi vấn đề đều phải đặt trong bối cảnh của nó mới có thể hiểu được đúng đắn. Ngôn từ triết học là phải có phương pháp biện chứng, và đúng đắn nhất vẫn là duy vật biện chứng Mác-xít. Ví dụ con ngựa thành Troia là một cái bẫy rất ngây ngô, nhưng con người từ cách đây 2000 năm thì tư duy của họ chỉ có tới vậy thôi. Thế vì sao tư duy của họ chỉ đơn giản vậy? Lúc này lại phải đụng tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nếu không ta lại tiếp tục ngồi khoanh tay chịu trận mà thôi.

Vài lời bình luận nho nhỏ của mình cho vui. Tóm lại, ý mình là: học được Toán thì rất tuyệt vời, đấy là sự thật, bởi nó không dễ chút nào cả. Nhưng để có nhân sinh quan đúng đắn, thì Toán là chưa đủ, mà thậm chí là thiếu rất nhiều.

No comments

Powered by Blogger.