hoc tieng phap

hoc tieng phap

Áp dụng triết học Marx: Mọi thông tin đều phản ánh điều gì đó trong thực tại


Triết học Marx nói gì thì nói, cũng là một công cụ tốt để tìm ra một cách hiểu tốt hơn mọi thứ. Nếu nắm đc tinh thần của thứ triết học này, thì mọi thông tin đều có ích, không có thông tin nào là dở cả, vì mọi thông tin đều phản ánh cái gì đó trong thực tại, và như thế, điều quan trọng là tìm ra cái được phản ánh.

Ví dụ một vài cái.

1. Trong cuốn "từ điển triết học" do NXB Sự thật 1957 sản xuất, giải thích cụm từ "chủ nghĩa hiện sinh" (bản gốc trong từ điển là "chủ nghĩa sinh tồn" (existentialisme), nay dịch là hiện sinh) là một phong trào triết học suy đồi, mang bản chất phản động, chủ đề chủ yếu là sự tự do của con người v.v. Mình tóm lược như thế, chứ chi tiết thì phải xem trong từ điển.


>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Nếu đọc qua, người nào vốn dĩ không ưa gì triết học Marx hay chủ nghĩa cộng sản, thì sẽ "nhìn đâu cũng thấy phản động". Suy nghĩ như thế cũng có lý, vì chính mình cũng đã nghĩ vậy.

Nhưng nếu nghĩ vậy xong, mà đánh giá ngay là triết học Marx là sai lầm thì e là hơi quá vội vàng. Nếu lại theo tinh thần của triết học Marx, điều được nói trong từ điển phải phản ánh điều gì đó trong thực tại: đó chính là có nhóm người đã sử dụng triết học hiện sinh để chống lại, dèm pha chủ nghĩa Marx. Như vậy, công việc tiếp theo nên làm là kiểm tra chuyện đó.

Khi tìm hiểu triết học hiện sinh, TTC thấy thế này: khởi nguồn của triết hiện sinh là muốn tập trung bàn về nhân sinh quan (quan niệm về đời người), chứ không muốn bàn về vũ trụ quan như các triết học khác; muốn đặt con người ở vị trí trung tâm, con người không phải là một thực thể bé xíu trong vũ trụ như các triết học khác quan niệm.

Khi nhòm tiếp vào các phạm trù mà triết hiện sinh quan tâm, ta lại thấy là các phạm trù này đề cập tới nỗi buồn của con người, đề cập tới nhóm những người sống tầm thường, không biết giải phóng bản thân khỏi những thứ tầm thường của xã hội (Jean-Paul Sartre gọi là phạm trù BUỒN NÔN), bàn tới việc tự quyết, sự giải phóng bản thân v.v. Có lẽ vì thế mà văn học tiếp nhận triết hiện sinh mau chóng,

Nếu lại tiếp tục theo tinh thần của Marx, triết hiện sinh cũng phải phản ánh cái gì đó trong thực tại. Với những phạm trù có vẻ ưu tư, buồn chán và muốn tự do, thì có thể đoán là con người cảm nhận được sự kìm hãm trong xã hội. Xã hội nào chả có sự kìm hãm, buồn chán. Người Pháp có câu: metro, boulot, dodo. Nghĩa đen là tàu điện ngầm, công việc, và đi ngủ, tức chỉ một tình trạng nhàm chán, ngày qua ngày giống nhau. Thế nên triết hiện sinh xuất hiện cũng không có gì ngạc nhiên, cái quan trọng là thông qua sự xuất hiện của nó, ta tìm cách hiểu xem điều gì được phản ánh.

2. Việc lãnh tụ/lãnh đạo bị nói xấu.

>> Xem thêm: 5 lý do nên học tiếng Pháp

Ta thường nghe báo đài (trên mạng, ngoài luồng) nói xấu đủ kiểu về Putin hay Hồ Chí Minh. Vậy điều nói xấu đó phản ánh điều gì? Putin và Hồ Chí Minh đều là những người có ảnh hưởng rất lớn đối với đất nước của mỗi người. Sự ảnh hưởng của Putin là trực tiếp, vì ông đang đương quyền, còn Hồ Chí Minh thì ảnh hưởng thông qua tư tưởng được tuyên truyền. Nói vậy, nghĩa là Hồ Chí Minh chưa chắc đã có ý tưởng cụ thể, rõ ràng và gây ảnh hưởng lên đất nước, điều này khác Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình.

Putin và Hồ Chí Minh đều được cho là nhân vật gây ra sự đi lên của đất nước mỗi người. Từ ngày Putin nắm quyền, nước Nga dần dần hồi phục, và từng bước trở nên mạnh mẽ hơn. Còn VN thì không hề bị sụp đổ sau cải cách, điều này khác so với Đông Âu hay Liên Xô. Các nước không ưa cộng sản vẫn dự đoán là VN phải sụp đổ, vì nếu so với nhiều nước khác, ta quá nghèo, quá đói, mở cửa thị trường phát là sập ngay. Nhưng rất tiếc (cho những kẻ vào rừng mơ) là chính quyền cộng sản vẫn đứng vững, vậy thì phải có ai đó là nhân vật "chịu trách nhiệm" cho việc đứng vững này. Khó có ai khác ngoài Hồ Chí Minh. Vậy nên việc bị nói xấu là chuyện bình thường. Nói xấu nhằm mục đích bẻ gẫy chỗ dựa cho sự đi lên của đất nước. Nhưng với nước Nga, sức mạnh của họ đúng là đang nằm ở Putin, còn VN thì chưa chắc, vì nói gì thì nói, di sản cụ Hồ để lại về mặt học thuyết đâu có gì nhiều, vậy nên sự đứng vững và đi lên của nước VN cộng sản là do đâu thì vẫn phải nghiên cứu. Người VN còn chưa chắc đã hiểu đất nước chính mình, thì người ngoài cũng ít cơ hội mà thôi.

Lịch sử nước VN cũng cho thấy là một khi chế độ ổn định chính trị sau khi giành chính quyền khỏi giặc ngoại xâm, thì chế độ đó tồn tại lâu lắm : 200-300 năm.

TTC bình luận mấy câu chơi chơi cho vui, vì thật ra sắp tới không sờ vào những thứ gì ngoài Toán, coi như ghi chép lại những gì đã ngẫm ra, vì không phải lúc nào cũng ngẫm ra đc cái gì.

No comments

Powered by Blogger.