Đề xuất nhỏ cho việc học và tự học
Đây là bài báo được nhiều người chia sẻ trong thời gian gần đây, thành ra mình cũng muốn bình luận đôi câu. Chắc đây sẽ là bình luận cuối của mình về giáo dục, bởi vì mình đã hết quan tâm rồi.
Trước tiên, mình rất hy vọng là sự băn khoăn của người viết này (trong bài báo ở link) là thật lòng, chứ mình nghĩ lý do rất đơn giản: giáo dục tốt hay không là do quá trình (tức có tính biện chứng). Giáo viên dạy hay hay không phụ thuộc chính vào trình độ. Đối với giáo viên Toán thì chủ yếu là kiến thức toán và khả năng thực hành. Tiết học ở VN chưa hay vì hai lý do:
1. Trình độ giáo viên chưa cao.
2. Ý thức giáo viên cũng chưa cao.
>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Với nhiều giáo viên, việc giảng bài nói chung là việc phụ, thường là đi người không tới giảng bài, hoặc lúc giảng bài mới bắt đầu sờ vào sách vở, không chuẩn bị trước ở nhà. Cho nên, dù giáo viên đó có giỏi, thì việc giảng bài vẫn rất chán. Mà chán, thì khiến người học mệt mỏi và thất vọng.
Vậy phải chăng nếu học trong môi trường giáo dục kém, thì đành phải chấp nhận ta kém cỏi hơn bạn bè quốc tế? Nếu bị động thì đúng là thế, còn nếu chủ động thì chưa chắc. Học tốt hay không phụ thuộc vào việc có thầy giỏi và bản thân có chủ động hay không. Với nước nghèo như VN, người học phải chủ động hơn để bù lại việc thầy chưa giỏi.
Tiếp theo, nếu đã ngầm đồng ý giáo dục Tây là chuẩn mực, vậy thì cũng nên lấy sách vở của họ ra học, chứ không thể nào ngồi học sách ta (mình nói toán thôi nhé), nhưng lại mơ mộng về phương Tây. Thế thì lãng mạn quá.
Việc cần làm là tìm giáo trình tốt của Tây, đọc sách Tây, rèn luyện dần ngoại ngữ.
Thật ra thì chỉ cần khắc phục được tính này, thì người học VN sẽ có thể với đc tầm trung bình của quốc tế, đó là phải khắc phục tính mau nản. Nhiều người VN có tính mau nản, tính mơ mộng phi thực tế, chỉ quyết tâm khi mục tiêu trở nên rất rõ ràng. Cái này xin khẳng định là đã được ghi nhận trong cuốn Văn hóa sử cương của Đào Duy Anh.
Vì mau nản mà giáo trình Tây dài 300 trang, có lẽ ta đọc được hết chương 1 là chuồn thẳng. Có 30 bài tập có khi làm đc 3 bài rồi cũng chuồn. Kết hợp với tính mơ mộng nên rất ham mê lý thuyết khó. Học lý thuyết khó mà cơ bản không tốt thì lại càng mau nản.
Mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống thì lại rất hiếm. Ví dụ: làm thế nào để xin việc? Câu hỏi khó vô cùng. Giá mà có mục tiêu rõ ràng như thi HSG Quốc Gia, thì đảm bảo sinh viên của ta cũng học ngày học đêm, miệt mài đọc sách vở. Nhưng ngoài cuộc sống không có nhiều mục tiêu rõ ràng cho lắm.
Mấy lời phân tích trên cũng là đúc kết kinh nghiệm của bản thân mình. Nếu không kiên nhẫn, thì sau 3-4 năm, thật ra chả tiến thêm được bước nào, bởi vì lười đọc kiến thức căn bản.
No comments