hoc tieng phap

hoc tieng phap

Giải quyết mâu thuẫn gia đình phải bằng sự chân thành

Mục đích của bài viết là để ghi nhớ và nhắc nhở TTC sau này đọc lại tài liệu và giải quyết vấn đề này cho rõ ràng thêm chút. Bây giờ TTC bận làm NCS Toán.

Tháo gỡ mâu thuẫn trong gia đình không phải là vấn đề đơn giản, bởi vì không phải ai trong gia đình cũng đủ tỉnh táo hoặc đủ kinh nghiệm hay khả năng lập luận để tìm ra gốc gác của vấn đề. Chưa kể là đầu óc còn bị nhuốm suy nghĩ "trừng phạt" mà các hệ tư tưởng thống trị nhồi nhét.

>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Ở ta, thường xảy ra cái chuyện con cái học hành không được hoặc là không nghe lời khuyên can của bố mẹ trong chuyện yêu đương và rất nhiều việc khác là y như rằng chỉ có mắng mỏ với cô lập. Nhưng người trong cuộc vẫn vỗ ngực là mình có yêu, có thương, có quan tâm thì mới dằn hắt.
Đấy là một thứ lý luận mình được nghe ở rất nhiều người. Trùng hợp tới vậy cũng là lạ, không sao mà không ngạc nhiên và tò mò. Sách vở bác bỏ thứ cư xử đó thì không phải là ít, nhưng chỉ ra cái gốc của vấn đề thì mình lại không tìm được. May mắn thay là đọc được bài viết này của Phan Khôi 1931

Bài viết đó gợi ý chỗ nghiên cứu, gốc gác sâu xa của vấn đề. Nhưng bây giờ TTC không có thời gian ngồi đọc sách lan man. Quả thực là rất tiếc, vì đọc sách là thú vui khó tả!
Nhưng kể cả không biết gì cả, thì để giải quyết mâu thuẫn gia đình, thì chỉ cần một thứ: đó là sự chân thành. Chân thành có nghĩa là không có vụ lợi. Nhưng điều đó dường như trở nên quá khó. "Con ăn ngoan/học ngoan thì được đi chơi, được xem phim, được mua quà".

>> Xem thêm: Làm sao để cải thiện khả năng học tiếng Pháp

Vậy nên nhiều khi nghe mọi người bàn cách giải quyết mâu thuẫn, mà tôi ngồi im lặng mà ngao ngán.

Một đoạn trích trong bài viết của Phan Khôi:
Nói đến đây mà không nhắc đến cái thuyết tam cang thì không được. Nhà nho đời xưa có bày ra cái thuyết tam cang, cái thuyết đã làm nền móng cho xã hội ta hơn ngàn năm nay, ý cốt của nó là chỉ để tôn quyền quân chủ, lợi cho sự cai trị mà thôi. Do nó mà thành ra cái chế độ gia đình của xứ ta, do nó mà trong gia đình mới có sự áp bách quá thảm hại.
Quân vi thần cang; phụ vi tử cang; phu vi thê cang. Cang(*) thứ nhứt là nói về quốc gia xã hội; trong một nước, phải coi ông vua là có quyền vô thượng rồi, nhưng chưa đủ, phải thêm cang thứ nhì và thứ ba. Hai cang sau thì nói về gia đình; trong một nhà, lại phải coi cha và chồng cũng có quyền vô thượng nữa. Như vậy để làm gì? Tôi phải phục bọn Hán nho đã vắt bao nhiêu não tuỷ mà lập ra cái thuyết nầy rất khéo ! Làm như vậy là có ý bắt kẻ làm cha làm chồng phải đè đầu con cái và vợ của mình, hầu để giữ giùm cuộc trị an cho nhà vua, chớ chẳng còn có ý nghĩa gì cao thâm hơn nữa hết. ấy luân lý của ta là vậy đó ! Cái thứ quốc túy mà có nhiều kẻ đương lo bảo tồn là vậy đó !

No comments

Powered by Blogger.