Mâu thuẫn trong gia đình & sự thiếu phương pháp khoa học
Liên quan đến cái FB mà mình vừa kể. Mấy mâu thuẫn như vậy cũng không có gì ghê gớm, nhưng nó phản ánh cái thiếu trong cách cư xử của nhiều người Việt và một hạn chế trong kiến thức nói chung.
- khi hiểu nhầm thì có thể gặp nhau nói chuyện, giãi bày, tâm sự, kiểu gì cũng thấy là mọi chuyện không giống ta tưởng. Nhưng không, nhiều khi ta lại sử dụng phương pháp ẩn dụ, phương pháp so sánh, nói bóng gió, v.v. chả biết mô tả thế nào. Giống kiểu mấy anh chàng khi thích một cô mà không dám nói ra thì hiểu rõ hơn ai hết khả năng nói bóng gió :)) Mà nói bóng gió thì nói chung chẳng mấy ai hiểu, những người hiểu chắc là người vừa có IQ cao mà lại vừa kỳ quặc trong lập luận :))
>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
- hay xét nét thái độ. Chơi với ai, hay dạy dỗ con cái mà xét thái độ thì trong mắt người khác chỉ nghĩ họ giống cảnh sát mà thôi. Nhưng ở đây ta không nên vội trách bất cứ ai. Đây chắc chắn là di sản của thời kỳ của "chủ nghĩa lý lịch". Người ta soi xét nhau từng thái độ, để dò xét tư tưởng. Ở điểm này, người có hiểu biết thì cũng không thể trách được, mà phải áp dụng ý ở trên: giãi bày, tâm sự một cách chân thành.
- cùng với xét thái độ là sự suy luận không tưởng từ từng câu chữ. Ở VN, những bố mẹ mà dám nói chuyện với con cái về mọi việc gần như không tồn tại. Chuyện yêu đương, chuyện sinh hoạt cá nhân, chuyện sức khỏe, chuyện ứng xử v.v. gần như không thảo luận, hoặc không dạy. Sai đâu quát đó, chỉ gây ra ức chế. Mà không dạy đc con cái cái tốt thì chớ, nhiều lại cổ vũ cái xấu, cái tha hóa, thế mới lạ đời! Không học được thì để đấy tao chạy tiền cho mà học. Thế thì còn gì để nói? Đến lúc tiếp tục đứa trẻ không học được thì lại gán cho nó cái tội phá gia chi tử :)) Làm bố làm mẹ khổ trăm bề, nhưng làm con thì chắc phải một trăm linh một bề khổ theo.
- chung quy cũng là do ta thiếu một óc phán xét và lại tràn đầy mánh khóe và nhiều cái dơ dáy của cuộc sống (ví dụ di sản của thời kỳ đen tối trước kia). Ngay như việc tổ chức các phong tục cũ, ta cũng không hề tìm hiểu và giải thích ý nghĩa, cũng không hề mảy may bận tâm cái nào rườm rà phức tạp. Trong khi đó bao nhiêu thứ văn hóa suy đồi từ Trung Quốc truyền sang ta mà ta cứ áp dụng nguyên, và lấy đó làm thước đo đo cái lòng hiếu thảo của con cái. Ta có thể đọc bài này của Hoàng Tuấn Phổ. Hay như là lời trăn trối cuối cùng của một anh thanh niên (trước khi tự tử) trong bài viết của Phan Khôi. "Ai có đời làm trai đã 24 tuổi đầu, có vợ có con, còn phải nương nhờ cha mẹ, mà tiêu một đồng xu cũng phải xin, đi ra một bước cũng phải bẩm, làm một việc gì cũng không dám tự ý mình, thì còn sống làm chi !"
Như vậy xem ra nhiều câu chuyện bây giờ không phải là chuyện mới mà đã diễn ra cả trăm hoặc vài trăm năm rồi. Không biết bao nhiêu thế hệ con cái đã phải giấu hết cái tâm tư suy nghĩ để thay vào đó là những cái vỏ bề ngoài "ra vẻ vâng lời". Tình cảm yêu thương của con cái dành cho cha mẹ bị đè nén không ngóc đầu lên được với cái định kiến suy đồi cứ len lỏi trong nhiều gia đình.
TTC phân tích như vậy không phải là để những người bị ức chế hả hê mà trách cứ người khác. Thái độ như thế là sai. Tất cả mọi việc đều có lý do của nó. Bố mẹ chúng ta đã phải sống qua một thời kỳ hết sức khắc nghiệt, triệt tiêu toàn bộ suy nghĩ và tự do cá nhân. Sống như thế có khổ không? Quá khổ ý chứ. Ta mới mất tý tự do mà đã kêu ầm lên, huống chi các bố mẹ không có chút tự do nào, suốt ngày làm việc hục mặt ra để có chút tiền nong nuôi gia đình. Nhưng thế hệ trẻ hơn không có nghĩa tự ru ngủ bản thân, lấy cái sự ướt át khóc lóc ra để bào chữa cho cái sai trái.
Điểm cuối cùng TTC muốn nhận xét là thế hệ trước thường có cách phán xét và lập luận hết sức thiếu khách quan. Chỉ dựa vào một số chi tiết thôi là có thể kết luận người nọ người kia có nhân cách ra sao. Mấu chốt chính là họ thiếu một phương pháp khoa học để lập luận. Nhưng phương pháp như vậy thì mỗi người một ý. Lấy một vài chi tiết để suy ra một con người thì đó là cách lập luận máy móc, siêu hình. Còn theo TTC, cách tốt nhất để lập luận vẫn phải là dùng triết học duy vật biện chứng. Ta sẽ nói thêm trong đoạn sau.
Chuyện thiếu phương pháp khoa học. Trong đoạn trước, TTC khẳng định thiếu phương pháp lý luận khoa học sẽ gây ra nhiều vấn đề. Ta có thể đọc một loạt các trạng thái trên FB, biết bao nhiêu bạn trẻ buồn vì bố mẹ không hiểu con cái. Nhưng tất nhiên cũng với số lượng như thế thì các bố mẹ lại có thể đang khóc lóc mà than với ... ông bà là: chúng nó vô tâm, không hiểu lòng bố mẹ. Bố mẹ chúng nó vất vả cả cuộc đời để lo cho chúng nó ăn học tử tế.
>> Xem thêm: Làm sao để cải thiện khả năng học tiếng Pháp
Đấy, chính điểm này ta tuyệt nhiên không thể trách bố mẹ, nhưng ta vẫn phải giữ lấy cái quyền nói điều đúng và chỉ ra điều sai.
Một ví dụ cho sự suy nghĩ trên của bố mẹ. Ví dụ lúc con cái ốm thì bố mẹ thức hôm thức đêm chăm sóc. Ví dụ lúc đó con khá bé, không biết gì cả. Rồi bố mẹ làm lụng thêm từng đồng để cho con cái đi học thêm chỗ nọ chỗ kia, nhưng lại giấu hết cái sự kham khổ của mình. Có người thì nhà có việc gì quan trọng là đợi khi nào con cái đi vắng hết để mình tự lo cho đỡ nhọc con cái. Yêu thương con cái cỡ đó thì cũng chỉ có bố mẹ VN ta mới làm được mà thôi!
Sau đó, vì con cái không hề hay biết, hoặc có biết nhưng cảm nhận rất hời hợt thì làm phiền lòng bố mẹ, bảo là con cái không hiểu lòng bố mẹ. Rồi thanh niên bây giờ vô tâm.
Chính điểm này phản ánh cái thiếu của mọi người trong phương pháp luận luận. Phương pháp khoa học thì có nhiều phương pháp, ứng với nó chính là các loại triết học. Vì triết học nào cũng có mục đích là tìm ra sự thật. Việc con cái có hiểu lòng bố mẹ hay không không phải là một bí ẩn cần khám phá, thì là gì đây? Vậy nên thiếu phương pháp suy luận sẽ gây khó khăn trong cả cách sống.
Với TTC, phương pháp khoa học nhất vẫn là dùng triết học duy vật biện chứng. Khi sử dụng thứ lập luận này, ta có thể hiểu ngay là con cái chỉ có thể hiểu nếu được tham gia vào cùng với công việc của bố mẹ. Ví dụ: bố mẹ làm thêm vất vả, con cái cũng nên phụ giúp bố mẹ một chút. Vấn đề là bố mẹ đừng có lo con mình thiếu thời gian học. Nhiều khi có động lực chính đáng, thì thiếu thời gian cũng không phải là vấn đề.
Tóm lại, muốn con cái hiểu bố mẹ, chỉ có một cách duy nhất là cho chúng nó được làm việc cùng. Ở cấp tuổi nào thì cũng phải cùng nhau làm việc. Việc lớn, việc nhỏ đều bàn luận với nhau. Chỉ có như thế thì gia đình sẽ không phải lo sợ bất kỳ vấn đề gì xã hội gây ra, cũng như sẽ không còn mâu thuẫn vì hiểu nhầm lẫn nhau nữa.
Một cuốn sách nên đọc sẽ sáng tỏ thêm các điều nói ở trên : "Giáo dục không trừng phạt" của Thomas Gordon.
- khi hiểu nhầm thì có thể gặp nhau nói chuyện, giãi bày, tâm sự, kiểu gì cũng thấy là mọi chuyện không giống ta tưởng. Nhưng không, nhiều khi ta lại sử dụng phương pháp ẩn dụ, phương pháp so sánh, nói bóng gió, v.v. chả biết mô tả thế nào. Giống kiểu mấy anh chàng khi thích một cô mà không dám nói ra thì hiểu rõ hơn ai hết khả năng nói bóng gió :)) Mà nói bóng gió thì nói chung chẳng mấy ai hiểu, những người hiểu chắc là người vừa có IQ cao mà lại vừa kỳ quặc trong lập luận :))
>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
- hay xét nét thái độ. Chơi với ai, hay dạy dỗ con cái mà xét thái độ thì trong mắt người khác chỉ nghĩ họ giống cảnh sát mà thôi. Nhưng ở đây ta không nên vội trách bất cứ ai. Đây chắc chắn là di sản của thời kỳ của "chủ nghĩa lý lịch". Người ta soi xét nhau từng thái độ, để dò xét tư tưởng. Ở điểm này, người có hiểu biết thì cũng không thể trách được, mà phải áp dụng ý ở trên: giãi bày, tâm sự một cách chân thành.
- cùng với xét thái độ là sự suy luận không tưởng từ từng câu chữ. Ở VN, những bố mẹ mà dám nói chuyện với con cái về mọi việc gần như không tồn tại. Chuyện yêu đương, chuyện sinh hoạt cá nhân, chuyện sức khỏe, chuyện ứng xử v.v. gần như không thảo luận, hoặc không dạy. Sai đâu quát đó, chỉ gây ra ức chế. Mà không dạy đc con cái cái tốt thì chớ, nhiều lại cổ vũ cái xấu, cái tha hóa, thế mới lạ đời! Không học được thì để đấy tao chạy tiền cho mà học. Thế thì còn gì để nói? Đến lúc tiếp tục đứa trẻ không học được thì lại gán cho nó cái tội phá gia chi tử :)) Làm bố làm mẹ khổ trăm bề, nhưng làm con thì chắc phải một trăm linh một bề khổ theo.
- chung quy cũng là do ta thiếu một óc phán xét và lại tràn đầy mánh khóe và nhiều cái dơ dáy của cuộc sống (ví dụ di sản của thời kỳ đen tối trước kia). Ngay như việc tổ chức các phong tục cũ, ta cũng không hề tìm hiểu và giải thích ý nghĩa, cũng không hề mảy may bận tâm cái nào rườm rà phức tạp. Trong khi đó bao nhiêu thứ văn hóa suy đồi từ Trung Quốc truyền sang ta mà ta cứ áp dụng nguyên, và lấy đó làm thước đo đo cái lòng hiếu thảo của con cái. Ta có thể đọc bài này của Hoàng Tuấn Phổ. Hay như là lời trăn trối cuối cùng của một anh thanh niên (trước khi tự tử) trong bài viết của Phan Khôi. "Ai có đời làm trai đã 24 tuổi đầu, có vợ có con, còn phải nương nhờ cha mẹ, mà tiêu một đồng xu cũng phải xin, đi ra một bước cũng phải bẩm, làm một việc gì cũng không dám tự ý mình, thì còn sống làm chi !"
Như vậy xem ra nhiều câu chuyện bây giờ không phải là chuyện mới mà đã diễn ra cả trăm hoặc vài trăm năm rồi. Không biết bao nhiêu thế hệ con cái đã phải giấu hết cái tâm tư suy nghĩ để thay vào đó là những cái vỏ bề ngoài "ra vẻ vâng lời". Tình cảm yêu thương của con cái dành cho cha mẹ bị đè nén không ngóc đầu lên được với cái định kiến suy đồi cứ len lỏi trong nhiều gia đình.
TTC phân tích như vậy không phải là để những người bị ức chế hả hê mà trách cứ người khác. Thái độ như thế là sai. Tất cả mọi việc đều có lý do của nó. Bố mẹ chúng ta đã phải sống qua một thời kỳ hết sức khắc nghiệt, triệt tiêu toàn bộ suy nghĩ và tự do cá nhân. Sống như thế có khổ không? Quá khổ ý chứ. Ta mới mất tý tự do mà đã kêu ầm lên, huống chi các bố mẹ không có chút tự do nào, suốt ngày làm việc hục mặt ra để có chút tiền nong nuôi gia đình. Nhưng thế hệ trẻ hơn không có nghĩa tự ru ngủ bản thân, lấy cái sự ướt át khóc lóc ra để bào chữa cho cái sai trái.
Điểm cuối cùng TTC muốn nhận xét là thế hệ trước thường có cách phán xét và lập luận hết sức thiếu khách quan. Chỉ dựa vào một số chi tiết thôi là có thể kết luận người nọ người kia có nhân cách ra sao. Mấu chốt chính là họ thiếu một phương pháp khoa học để lập luận. Nhưng phương pháp như vậy thì mỗi người một ý. Lấy một vài chi tiết để suy ra một con người thì đó là cách lập luận máy móc, siêu hình. Còn theo TTC, cách tốt nhất để lập luận vẫn phải là dùng triết học duy vật biện chứng. Ta sẽ nói thêm trong đoạn sau.
Vì sao "Con cái không hiểu lòng cha mẹ"?
Chuyện thiếu phương pháp khoa học. Trong đoạn trước, TTC khẳng định thiếu phương pháp lý luận khoa học sẽ gây ra nhiều vấn đề. Ta có thể đọc một loạt các trạng thái trên FB, biết bao nhiêu bạn trẻ buồn vì bố mẹ không hiểu con cái. Nhưng tất nhiên cũng với số lượng như thế thì các bố mẹ lại có thể đang khóc lóc mà than với ... ông bà là: chúng nó vô tâm, không hiểu lòng bố mẹ. Bố mẹ chúng nó vất vả cả cuộc đời để lo cho chúng nó ăn học tử tế.
>> Xem thêm: Làm sao để cải thiện khả năng học tiếng Pháp
Đấy, chính điểm này ta tuyệt nhiên không thể trách bố mẹ, nhưng ta vẫn phải giữ lấy cái quyền nói điều đúng và chỉ ra điều sai.
Một ví dụ cho sự suy nghĩ trên của bố mẹ. Ví dụ lúc con cái ốm thì bố mẹ thức hôm thức đêm chăm sóc. Ví dụ lúc đó con khá bé, không biết gì cả. Rồi bố mẹ làm lụng thêm từng đồng để cho con cái đi học thêm chỗ nọ chỗ kia, nhưng lại giấu hết cái sự kham khổ của mình. Có người thì nhà có việc gì quan trọng là đợi khi nào con cái đi vắng hết để mình tự lo cho đỡ nhọc con cái. Yêu thương con cái cỡ đó thì cũng chỉ có bố mẹ VN ta mới làm được mà thôi!
Sau đó, vì con cái không hề hay biết, hoặc có biết nhưng cảm nhận rất hời hợt thì làm phiền lòng bố mẹ, bảo là con cái không hiểu lòng bố mẹ. Rồi thanh niên bây giờ vô tâm.
Chính điểm này phản ánh cái thiếu của mọi người trong phương pháp luận luận. Phương pháp khoa học thì có nhiều phương pháp, ứng với nó chính là các loại triết học. Vì triết học nào cũng có mục đích là tìm ra sự thật. Việc con cái có hiểu lòng bố mẹ hay không không phải là một bí ẩn cần khám phá, thì là gì đây? Vậy nên thiếu phương pháp suy luận sẽ gây khó khăn trong cả cách sống.
Với TTC, phương pháp khoa học nhất vẫn là dùng triết học duy vật biện chứng. Khi sử dụng thứ lập luận này, ta có thể hiểu ngay là con cái chỉ có thể hiểu nếu được tham gia vào cùng với công việc của bố mẹ. Ví dụ: bố mẹ làm thêm vất vả, con cái cũng nên phụ giúp bố mẹ một chút. Vấn đề là bố mẹ đừng có lo con mình thiếu thời gian học. Nhiều khi có động lực chính đáng, thì thiếu thời gian cũng không phải là vấn đề.
Tóm lại, muốn con cái hiểu bố mẹ, chỉ có một cách duy nhất là cho chúng nó được làm việc cùng. Ở cấp tuổi nào thì cũng phải cùng nhau làm việc. Việc lớn, việc nhỏ đều bàn luận với nhau. Chỉ có như thế thì gia đình sẽ không phải lo sợ bất kỳ vấn đề gì xã hội gây ra, cũng như sẽ không còn mâu thuẫn vì hiểu nhầm lẫn nhau nữa.
Một cuốn sách nên đọc sẽ sáng tỏ thêm các điều nói ở trên : "Giáo dục không trừng phạt" của Thomas Gordon.
No comments