hoc tieng phap

hoc tieng phap

Về bài báo "Cẩn trọng khi dùng tiếng Việt để “đặt tên” cho các danh từ Trung Quốc!"

Bài báo mà tôi nói chính là bài của TS. Trần Đình Bá, hội khoa học kinh tế Việt Nam. Theo ý của tác giả thì ta nên bỏ hết cách phiên âm tên riêng tiếng Trung sang tiếng Việt, mà nên để ở dạng phiên âm quốc tế, hoặc tên gọi có tính quốc tế cao, cốt là để mọi người ai cũng hiểu cách sử dụng danh từ tiếng Việt, và không nhầm với tên riêng của những thứ chỉ thuộc riêng Việt Nam. Lập luận của tác giả này có nhiều đoạn đọc rất cần phải nghi ngờ:

>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp
Về nhân chủng học, người Việt Nam không có huyết thống hay sắc tộc với những nước láng giềng. Từ thể hình, gương mặt, mi mắt, giọng nói đều khác biệt… 
Người Việt cổ có tiếng nói và chữ viết riêng biệt song đã mất đi ký tự, nên trong thời kì ngàn năm Bắc thuộc đã phải dùng ký tự Hán để phiên âm qua chữ Nôm cho tiếng Việt. Qua thời kỳ Pháp  - đã có chữ Quốc ngữ với các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, các chữ cái như ô, ơ, ê... 
Rồi
Phát âm tên, họ người Trung Quốc khác với ta, song khi phiên âm thì chúng ta lại gắn họ tên chữ lót giống như người Việt chúng ta để dễ đọc, để nhớ nhớ… Công bằng mà nói các nước có  ký tự tượng hình giống Trung Quốc như Taiwan ( ta gọi là Đài Loan ) , Japan (Nhật Bản), Korea (Triều Tiên)… nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt lại khác nhau hoàn toàn. Ví dụ, về tên người Hàn Quốc thì Lee Young Ae, Kim Soo Hyun, Đài Loan  thì Song Hye Kyo, Nhật thì Keiko Matsuzaka… Tên thủ đô các nước đó là Tokyo… mà đâu có dấu.
 Chỉ cần đọc mấy câu đó thôi là thấy cách lập luận có vấn đề to tướng và có sự nhầm lẫn lung tung. Cái tiêu chuẩn về dấu với không dấu, rồi sự độc lập hoàn toàn của giống người Việt với người Hán, cũng như ngôn từ là không ổn, nếu không muốn nói là nực cười.

Tôi xin lấy ví dụ tiếng Pháp, họ dùng từ không cần phải giống quốc tế hay dùng. Ví dụ GDP thì họ viết là PIB. Bắc Kinh mà quốc tế hay dùng là Beijing, đây là viết theo bính âm của tiếng Trung, đọc là Pây-chinh, thì người Pháp họ viết là Pékin, đọc là Pê-canh. Nếu ai xem bóng đá thì hầu hết các địa danh đội bóng đều đổi lại hết, theo một nguyên tắc nào đó mà người viết bài này không thạo. Ví dụ đội bóng Sevilla (đọc là xê-vi-gia) của Tây Ban Nha khi chuyển sang tiếng Pháp sẽ thành Séville (đọc là Xê-vin) v.v.

>> Xem thêm: Làm sao để cải thiện khả năng học tiếng Pháp

Còn riêng từ Trung Quốc, thì viết theo chữ Hán có nghĩa là "nước ở giữa", tiếng Trung đọc là Trung-cúa, và tên gọi này có lẽ có lâu rồi, không liên quan tới cái gọi là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hay Trung Hoa dân quốc. Tôi chỉ dám nói có lẽ, nhưng tôi tin là từ đó có từ lâu rồi, vì nghĩa đen của nó chỉ nước Trung Hoa. Cái này ai biết tiếng Trung hay chữ Hán đều có thể xác nhận.

Theo lập luận của tác giả thì phải chăng người Pháp họ không tự tôn dân tộc khi dùng một cái thứ dễ lẫn lộn với địa danh của chính nước họ? Tôi thì nghĩ điều quan trọng nhất là dùng đúng và hiểu chính xác ngôn từ. Nếu cho phép tôi đánh giá, thì bài viết được viết với tâm lỳ bài Trung Quốc, và như vậy không có gì tốt đẹp cả. Ta đấu tranh bảo vệ chủ quyền, ta đấu tranh chống lại sự phát xít của chính phủ Trung Cộng, nhưng không có nghĩa ta bài trừ người Trung Hoa hay văn hóa Trung Hoa!

No comments

Powered by Blogger.