hoc tieng phap

hoc tieng phap

Vài suy nghĩ về nghiên cứu khoa học mà học sinh, sinh viên vẫn được nghe

Vài suy nghĩ về nghiên cứu khoa học mà sinh viên vẫn được nghe

Mình nhớ mình vẫn hay đọc THTT cho tới hết lớp 11. THTT là tờ báo có lẽ đầu tiên đối với bất kỳ ai thích học Toán. Nhưng đó cũng là tờ báo lan truyền những quan điểm toán học theo kiểu bệnh thành tích. Để ca ngợi một nhà toán học mà cứ lôi hết học hàm, học vị ra, còn phần công trình toán thì để một vài người vốn dĩ không nghiên cứu viết nhận xét, sau này mình biết thì mới hơi thất vọng. Nhưng thất vọng ý cũng là bình thường. 

>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Hai nữa là cách ghi tên, đăng tên ai giải được bài trên tạp chí toán thoạt nhìn có vẻ vô hại, nhưng ở chừng mực nào đó gợi ý tốc độ là thứ quan trọng trong học tập. Tức là dần dần định hình một thẩm mỹ trong khoa học: nhanh, giỏi, lắm thành tích.

Còn mấy bài phỏng vấn thì: cậu bé (một anh chàng HSG nào đó) không chỉ biết học, ngoài ra còn biết chơi nhiều thứ, có sở thích nghe nhạc rock v.v. ( ) Như vậy là định hình thêm chút về bên ngoài của người thích học Toán hay KHTN.


Lên đại học, lại có các cuộc thi về SV nghiên cứu khoa học, mở rộng cho tới năm thứ nhất. Được trình bày bài nói ở hội thảo trước đông đủ bạn bè, anh chị em sv khác, cũng thú lắm. Nhưng thật ra thì bên cạnh hội thảo là tổ chức để có ngân sách nhà nước rót xuống, dù rất ít. Nếu bản chất là kinh tế như thế, thì việc người trong hội thảo thích nói gì thì nói, đâu phải là điều quan trọng nữa? Chính điều đó quy định cách thông tin về nghiên cứu khoa học lan truyền. Bản chất của nó là kinh tế rất rõ ràng.Ngoài cái đó ra thì còn cả vấn đề uy tín và danh dự của người hướng dẫn, nên nhiều khi sự quảng bá thường to tát quá mức có thể.

Như vậy, với người chưa nghiên cứu bao giờ, hoặc chập chững làm nghiên cứu, thì họ đã nhận một lô thông tin nhiễu. Thông tin nhiễu cũng định hình họ cách họ sống trong cộng đồng khoa học, và cách họ làm việc.

Một quan điểm: có người thì cho rằng không cần biết nhiều, cứ cầm paper (bài báo, công trình toán) lên mà đọc, mở rộng kết quả, hoặc tương tự hóa sang phần khác, khai triển một ý v.v. Miễn là phải nhanh, vì 1 năm chỉ có một lần báo cáo NCKH của SV hoặc những cái tương tự. Đấy là có quan điểm, chứ thường làm nghiên cứu thì ... cứ thế mà làm thôi, quan điểm làm gì cho mệt. Làm xong thì nghe các tiền bố khen chê ... người khác: cái của thằng ý là rác rưởi, cái ý cũng được v.v. Được cái dân mình không mấy khi phục ai, nên chắc chí tiến thủ rất tốt. Nhưng gặp nhau thì rất vui vẻ.

Mấy anh đồng nghiệp của mình vẫn hay đùa là: gặp nhau bắt tay phát, lúc sau mở máy tính ra tra Mathscinet ngay: a, thằng này toàn bài vớ vẩn :))

>> Xem thêm: 5 lý do nên học tiếng Pháp

Tất nhiên không nên đánh giá tâm địa của người nói, vì nền khoa học của nước ta bị chi phối bởi quá nhiều vấn đề, và như trên cũng nói, nó chi phối cả các mối quan hệ.

Về chuyện nghiên cứu, mình vẫn thích câu chuyện của Grothendieck. Grothendieck nói: trong khoảng thời gian 3 năm từ 17-20 tuổi, tôi không bận tâm tới bất kỳ nhà toán học nào của tương lai hay quá khứ, mà chỉ bận tâm tới vấn đề của tôi. Đại ý là thời phổ thông, Grothendieck có rất nhiều câu hỏi tự đặt ra nhưng các thầy giáo không đáp ứng được thắc mắc của Grothendieck, may mắn là có 3 năm làm việc trong cô đơn, xoay xở trên vấn đề của riêng bản thân, Grothendieck đã tự hoàn thiện ở mình cách làm nghiên cứu.

Cá nhân mình nghĩ sinh viên Toán có thể sẽ học được rất nhiều từ những bài viết của Grothendieck, bởi đây không chỉ là thiên tài toán học mà tư tưởng cũng hết sức nhân văn. Nhưng tiếc là sinh viên VN ta gần như chỉ biết một ngoại ngữ duy nhất là tiếng Anh, mà Grothendieck lại viết hầu hết bằng tiếng Pháp.

No comments

Powered by Blogger.