hoc tieng phap

hoc tieng phap

Bình luận nhỏ về việc viết bài của ông Đỗ Lai Thúy


Bài viết "Phê bình văn học là gì" của ông Đỗ Lai Thúy (link xem ở cuối bài) bị hai tác giả Trần Đình Hòa và Nguyễn Tôn Hiệt cho là đạo văn. Mình thì bình luận nhỏ một chút. Ngay câu đầu tiên mà ông Thúy viết đã nặng nề ngôn từ. Người nào mà đọc vào thì ngay lập tức phải tự hỏi: bản thể luận là cái gì?

Tra thì kiểu gì cũng ra các trường phái triết học, mà cuối cùng lòng vòng chả được tích sự gì. Mình lấy định nghĩa trong Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh như sau:

Bản thể luận: học thuyết cho rằng phàm mọi sự nghiên cứu của người ta đều phải lấy bản thể của vũ trụ làm gốc (ontologie).


>> Xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Bản thể: chính bản thân của sự vật (substance).


Nếu chú thích thế này thì từ bản thể này khác với từ bản thể của Kant (tiếng Pháp là noumène).

Cứ tạm căn cứ theo dịch nghĩa thế này, mặc dù như vậy đôi khi không ổn, vì còn phải căn cứ vào cả bối cảnh, thì ta có thể hiểu bản thể tức là từ thay cho bản thân sự vật. Ví dụ khi hỏi "mặt trời là gì?" Nghĩa là ta hỏi định nghĩa của từ đó. Người trả lời trả lời thế nào thì tùy vào cách họ hiểu cái từ đó.

Nếu đơn giản chỉ là như vậy, thì tại sao ông Thúy không vào luôn vấn đề, mà lại phải phức tạp dùng cái từ đa nghĩa như vậy?

Năm xưa ông cũng viết lời phê bình cho cuốn "Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức" của Trần Đức Thảo. Chả hiểu ông phê cái gì mà ngay câu đầu tiên đã nói là ông Thảo không phải là nhà triết học, vì không có triết thuyết mới. Ngẫm mới buồn cười. Nếu căn cứ kiểu này thì cũng chả mấy ai là nhà toán học, vì không có lý thuyết mới.

Phải chăng ông không hiểu Trần Đức Thảo viết gì nên nhận xét cái chỗ không cần thiết?


"Phê bình văn học là gì? Tôi nghĩ, đây là một câu hỏi thuộc loại bản thể luận. Loại câu hỏi này, lời hỏi chỉ là một, nhưng lời đáp thì có thể là nhiều, thậm chí rất nhiều. Mỗi thế hệ người cầm bút đi qua đều để lại câu trả lời của mình như những thổ dân Úc lưu lại bàn tay họ trên vách đá, khác với người đến trước và cả người đến sau. Và mỗi người lại có thể có câu trả lời không giống với những người cùng thế hệ mình. Tùy vào truyền thống văn hóa và tài năng cá nhân. Những tiếng đáp khác nhau ấy không loại trừ nhau hoặc loãng tan vào hư không, mà được thời gian xâu lại thành một chuỗi. Tự thân, chắc nó không phải là chân lý, là đạo, nhưng là một con đường không có điểm cuối dẫn đến chân lý"

No comments

Powered by Blogger.