hoc tieng phap

hoc tieng phap

Vì sao mình thích cuốn sách của Thomas Gordon?


Bài viết cuối, thay cho mọi lời thắc mắc về suy nghĩ lập dị của mình. Con người bản chất lương thiện, dù Tuân Tử cho rằng con người bản năng là ác thì mình cũng không tin, vì lập luận của Tuân Tử như thế là duy tâm, hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa. Nếu con người có trở nên lạnh lùng, thay đổi tính, đó cũng là do hoàn cảnh ép buộc thế, chứ không một ai là kẻ xấu hoàn toàn.

Vì sao mình thích cuốn sách  Thomas Gordon

Đó là cuốn sách giáo dục không trừng phạt, tác giả Thomas Gordon. Nhìn cái tiêu đề là mình đã tin và ủng hộ ngay, và mình háo hức mở cuốn sách ra xem tác giả thi triển lý luận thế nào. Đấy là hè năm ngoái thì phải. Khoảng thời gian đầy những suy nghĩ.


>> xem thêm: Du học Pháp và học tiếng Pháp

Vì sao mình thích ngay và háo hức đọc ngay? Đó là vì làm người Việt Nam khổ quá. Muốn giải thoát. Nhưng bấu víu vào đâu? Bấu víu vào người khác nói chung không nên, vì người khác cũng là người VN, mà người VN thì khổ quá rồi, bấu thêm vào làm gì cho khổ thêm?

Người VN khổ gì?

Lúc bé-hết đại học. Suốt ngày câu chuyện học và thi cử. Học được thì yên ổn mà sống, không học được thì bị nẹt, bị nạt nộ, nhồi học. Trường lớp cái gì mà hơi tý nói tới hạ hạnh kiểm, đạo đức. Cô giáo/thầy giáo gì mà suốt ngày dọa học thế này thì sẽ thi trượt. Hiếm khi gặp được giáo viên hay cười. Không nhăn là may rồi, nói thật.

Về nhà thì nơm nớp lo giấu bài kiểm tra kém đi. Riêng cái ý thôi cũng hết sức lo lắng, sau này có lẽ vì quen mà đâm trơ ra thôi. Nói dối cũng là từ đó mà ra, chứ còn từ đâu?

Giả sử như bạn thi trượt một phần thi quan trọng nào đó. Nghĩ tưởng trượt đã là đau khổ nhất rồi, xấu hổ nhất rồi, bẽ mặt với bạn bè, thầy cô rồi. Nhưng đã ăn thua gì. Về nhà ăn thêm một chầu mắng mỏ nữa, và thêm nhiều thứ cấm khác. Ngoài ra thi thoảng bới ra được cái gì đó là nguyên nhân thì lại bị đổ tội này nọ. Nếu thi thoảng có người nào tới hỏi thăm, hoặc lúc gặp họ hàng, thì lại được ca thán bét-xè-nhè.


Cái thất bại của người VN là chủ đề để người ngoài đả thương đã đành, vì người ngoài thì không ruột thịt thân thiết gì, họ nói cho sướng miệng cũng phải chịu, nhưng nhiều khi về nhà thì còn tệ hơn cả như thế.

Người VN sống sót được thì chắc chắn cũng phải là kẻ có sức chịu đựng vô hạn. Một ý chí sắt đá. Không thì chắc chắn cũng thần kinh (mà xã hội ta thiếu gì), không thì cũng tự tử (xã hội ta cũng không thiếu).

Bên ngoài đã như thế, nhưng bên trong cũng không phải là nơi nương náu gì an toàn. Vậy phải nương vào đâu? Đương nhiên lúc ý sẽ có rất nhiều thứ kỳ dị, và đôi khi bệnh hoạn xảy ra. Có người sẽ phải cầu cạnh người ngoài. Hễ có ai mở lời quan tâm, dù chả biết tốt xấu thế nào, nhưng cũng thấy nhẹ lòng đã. Cũng có người thì sẽ lang thang trên mạng, xem hết cái nọ cái kia, nhất là những nội dung không lành mạnh. Nếu sau đó có thêm hậu quả gì, thì lại bị trách, lại bị mắng.

Nói như vậy lại nghĩ cũng chỉ có vài việc to tát mà làm hỏng thì mới bị trách móc. Nghĩ vậy là sai. Ở xã hội VN, sai cái nhỏ cũng nhục nhã, chứ đừng nói cái to. Đôi khi mua thứ gì đó đắt hơn 5 nghìn cũng bị coi là ngu ngu đần đần.

Tất nhiên mọi chuyện sau này đều nhẹ đi, nhẹ dần đi, vì việc ngày càng nhiều, tiền nong bây giờ không thiếu như ngày xưa. Nhưng lúc ý sẽ nảy sinh cái mới.

>> Xem thêm: 5 lý do nên học tiếng Pháp

Chỉ biết một điều là làm người VN quá khó, khó có thể trưởng thành được. Bởi vì muốn trưởng thành thì phải có dám làm, mà dám làm thì sẽ có sai, có thất bại, từ đó rút kinh nghiệm sửa đổi và gặt hái thành công từ từ. Người thành công nào cũng thế. Nhưng người VN, nhiều người cả đời bố mẹ lo cho. Đến việc làm cũng là do bố mẹ lo cho, nên cả đời không lớn, làm gì cũng phải hỏi mà chả có tý chính kiến nào. (nhân đây cũng giải thích vì sao nhiều người ít chính kiến)

Có thể nói, ước muốn tự lập, tự do là ước mơ cháy bỏng của mỗi người VN. Tự do ở đây không phải tự do phá hoại, hay tự do kiểu vô chính phủ, kiểu vô tổ chức, thiếu văn hóa, mà tự do ở đây là hãy dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Để đạt được ước vọng đó, việc đầu tiên phải làm, dù phải gạt bỏ mọi thú vui, sở thích, ham muốn khác, đó là tự chủ kinh tế.

No comments

Powered by Blogger.